Posted in Chính trị - Xã hội

QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN TRONG DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN AN NINH TRẬT TỰ

       Sông Hồng

          1. Việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sau hơn 20 năm thi hành là nhu cầu khách quan của sự phát triển đất nước, của lý luận và thực tiễn chính trị, pháp lý.

2. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là một trong những nội dung cơ bản, quan trọng của Hiến pháp, liên quan trực tiếp đến con người. Trong Hiến pháp hiện hành của Nhà nước ta, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định tại Chương V, gồm 34 điều (chiếm 23,1% trong tổng số 147 điều), từ Điều 49 đến Điều 82.

3. Thể chế hóa quan điểm, kết luận của Đảng ta về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 thể hiện trong Văn kiện Đại hội XI, Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Kết luận của Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tại Chương II quy định về Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, gồm 38 điều, từ Điều 15 đến Điều 52 (chiếm 30,6% trong tổng số 124 điều).

4. Các quy định của quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đều tăng cả về số điều và mở rộng nhiều về nội dung. So với Hiến pháp hiện hành, số điều luật quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân tăng từ 34 điều lên 38 điều (tăng 7,52%); giữ nguyên chỉ có 3 điều của Hiến pháp hiện hành đó là các điều 68, 81, 82; sửa đổi bổ sung 29 điều; bỏ 02 điều 66, 78 và bổ sung 5 điều mới trong dự thảo (các điều 16, 21, 44, 45, 46). Nội dung các quy định trong dự thảo bổ sung thêm nội dung lớn, quan trọng là quyền con người. Sự thay đổi lớn này cả về số điều luật và nội dung thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước ta về vấn đề quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Tuy vậy, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là những quyền không chỉ liên quan trực tiếp đến con người, mà còn liên quan trực tiếp đến an ninh trật tự. Thực tế này đặt ra yêu cầu xem xét, góp ý một cách rất khách quan, khoa học đối với các quy định này trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Qua đó để Nhà nước ta có một Hiến pháp hiện đại, hoàn thiện, đồng thời đáp ứng yêu cầu mở rộng, tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, song vẫn đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, xã hội, giữ vững an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội của Tổ quốc, đất nước ta trong tình hình mới.

5. Để góp ý cho các quy định của dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, dựa trên hệ thống các quan điểm, kết luận của Đảng ta về tổng kết thi hành và sửa đổi Hiến pháp năm 1992 thể hiện trong Văn kiện Đại hội XI, Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Kết luận của Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, tôi cho rằng cần nhấn mạnh quán triệt các quan điểm, kết luận cơ bản sau:

          Một là: việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 phải tiếp tục khẳng định bản chất và mô hình tổng thể của thể chế chính trị và bộ máy nhà nước đã được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung phát triển năm 2011). Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

Hai là: Phát huy nhân tố con người, thể hiện sâu sắc hơn quan điểm bảo vệ, tôn trọng quyền con người, bảo đảm và thực hiện tốt hơn quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân. Khẳng định Nhà nước ta tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Quy định trách nhiệm của Nhà nước trong việc tôn trọng, bảo đảm việc thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân phải do Hiến pháp quy định. Thể hiện rõ hơn nội dung các quyền và nghĩa vụ của công dân đã được quy định trong Hiến pháp. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân. Bổ sung một số quyền là kết quả của quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế.

          Ba là: khẳng định và làm rõ hơn vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội.

Bốn là: chỉ sửa đổi, bổ sung những vấn đề thực sự cần thiết, phù hợp với tình hình mới và những nội dung đã được Nghị quyết Đại hội XI, nghị quyết của Hội nghị Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai khóa XI, Kết luận của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ năm khóa XI xác định.

Những quan điểm và kết luận quan trọng nêu trên là cơ sở chính trị, cùng với cơ sở thực tiễn thi hành Hiến pháp năm 1992 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân để góp ý cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

6. Những quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được thể hiện ở nhiều quy định trong dự thảo Hiến pháp (Chẳng hạn: Kho¶n 3, §iÒu 5, Ch­¬ng I; Kho¶n 2, §iÒu 7, Ch­¬ng I; Kho¶n 1, §iÒu 56, Ch­¬ng III; Kho¶n 2, §iÒu 58, Ch­¬ng III; Kho¶n 2, §iÒu 62, Ch­¬ng III; thùc hiÖn nhiÖm vô quèc phßng, an ninh – §iÒu 69, Ch­¬ng IV… Tuy nhiên, các quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân thể hiện tập trung ở Chương II của dự thảo (từ điều 15 đến điều 52). Trong phạm vi bài viết này tập trung góp ý đối với các quy định của Chương II và bám sát những vấn đề có liên quan mật thiết đến an ninh trật tự. Cụ thể là:

          6.1 Những ý kiến nhất trí với quy định trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

– Về xác định tên chương và vị trí của chế định này trong Hiến pháp. Tên chương là Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Tên chương như vậy là phù hợp, bao quát hết nội dung của chương này gồm cả các quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Vị trí của chế định này để ở Chương II là phù hợp với thông lệ quốc tế của nhiều bản Hiến pháp các nước trên thế giới, thể hiện Nhà nước và xã hội ta thực sự tôn trọng vấn đề này.

– Về việc tăng số điều luật trong Chương II là cần thiết, song để đảm bảo các quy định của Hiến pháp mang tính khái quát và đúng tầm của đạo luật cơ bản của Nhà nước thì vẫn cần rà soát thêm về nội dung để bảo đảm bao quát toàn diện, đầy đủ vấn đề quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

– Về thứ tự các điều luật trong Chương II dự thảo sửa đổi Hiến pháp qua nghiên cứu ta thấy cơ bản đã hợp lý, khoa học hơn so với Hiến pháp hiện hành, đã có sự phù hợp với lịch sử hình thành, phát triển của pháp luật về quyền con người, quyền công dân. Cụ thể, các điều luật hiện đã được xếp theo logic từ nguyên tắc, đến các quyền dân sự, chính trị, rồi đến các quyền con người về kinh tế, xã hội, văn hóa, sau đó là các quyền tập thể (ví dụ quyền được sống trong môi trường trong lành), và cuối cùng là các quy định về người nước ngoài cư trú ở Việt Nam, cũng như người nước ngoài bị bức hại vì lý do đấu tranh vì tự do, độc lập, vì chủ nghĩa xã hội, dân chủ, hòa bình hoặc vì sự nghiệp khoa học.

– Về ngôn ngữ thể hiện: một số quy định được bắt đầu bằng cụm từ “Nhà nước đảm bảo…”, “Nhà nước bảo hộ…”, “Nhà nước tạo điều kiện…” được sử dụng trong Hiến pháp hiện hành, đã được thay thế bằng cụm từ mở đầu là: “Công dân có quyền…”, “Mọi người có quyền…”. Sự thay đổi như vậy đã thể hiện rõ hơn bản chất khách quan của quyền và sự tôn trọng của Nhà nước ta đối với các quyền con người, quyền công dân.

– Về nội dung, cơ bản các quy định từ Điều 15 đến Điều 52 của Chương II dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã thể hiện rõ 2 mảng quy định về quyền con người và quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân. Đặc biệt, đã khẳng định rõ các nguyên tắc rất cơ bản, quan trọng là: quyền con người, quyền công dân được Nhà nước, xã hội thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật; quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng; mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội; mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác; không được lợi dụng quyền con người, quyền công dân để xâm phạm lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân; quyền và nghĩa vụ của công dân do Hiến pháp và luật quy định.

– Các quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân liên quan đến an ninh trật tự đã được thể hiện tương đối rõ trong các điều của Chương 2 dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, bao gồm cả quy định nguyên tắc và cụ thể. Cụ thể được thể hiện rõ, trực tiếp ở các điều 15, 16, 20, 22, 23, 24, 25, 26, 28, 29, 30, 31, 34, 36, 37, 47, 48, 49, 51, 52.

          6.2 Một số góp ý hoàn thiện các quy định của dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân liên quan đến an ninh trật tự

          Một là: về nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân.

          Để khẳng định rõ hơn sự tôn trọng và trách nhiệm bảo vệ, bảo đảm  của Nhà nước đối với quyền con người, quyền công dân (nêu ở khoản 1 Điều 15) và cũng là phù hợp với lý luận về quyền con người, phù hợp với các nguyên tắc về quyền con người, quyền công dân (khoản 2 Điều 20) của dự thảo sửa đổi Hiến pháp thì khoản 2 Điều 15 cần sửa như sau: quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của Hiến pháp, luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng. Sửa như vậy không “bó tay” các cơ quan bảo vệ pháp luật, mà có tác dụng hoàn thiện cơ sở pháp lý cho đảm bảo quyền con người, quyền công dân và bảo vệ an ninh trật tự, thúc đẩy nâng cao năng lực của các cơ quan bảo vệ pháp luật và tích cực phòng chống sự vu cáo của các thế lực thù địch.

Hai là: về Kho¶n 2 §iÒu 16. Khoản Điều 16 quy ®Þnh “Kh«ng ®­îc lîi dông quyÒn con ng­êi, quyÒn c«ng d©n ®Ó x©m ph¹m lîi Ých quèc gia, lîi Ých d©n téc, quyÒn, lîi Ých hîp ph¸p cña ng­êi kh¸c.” Theo t«i, ®èi t­îng cã thÓ bÞ x©m ph¹m bëi viÖc lîi dông quyÒn con ng­êi, quyÒn c«ng d©n cßn cã thÓ lµ c¬ quan, tæ chøc. V× vËy, Kho¶n 2 §iÒu 16 nªn söa l¹i lµ : “Kh«ng ®­îc lîi dông quyÒn con ng­êi, quyÒn c«ng d©n ®Ó x©m ph¹m lîi Ých quèc gia, lîi Ých d©n téc, quyÒn, lîi Ých hîp ph¸p cña c¬ quan, tæ chøc hoÆc cña ng­êi kh¸c.

          Ba là: về các điều 24, 26 và cụm từ “theo quy định của pháp luật”.

Cụm từ “theo quy định của pháp luật” hiện đang gây ra một số tranh luận trong xã hội khi góp ý cho dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Có nhiều ý kiến cho rằng cần thay cụm từ này bằng cụm từ “theo quy định của luật”. Điều này rất quan trọng, vì thuộc về nhận thức lý luận và liên quan đến thực hiện quyền con người, quyền công dân và để giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa quyền, nghĩa vụ, với tự do và tất yếu cần được nhận thức đúng liên quan đến bảo vệ an ninh trật tự.

Qua nghiên cứu tôi thấy rằng cụm từ “theo quy định của pháp luật” trong điều 24, 26 không nhằm hạn chế quyền con người, quyền công dân, mà là quy định điều chỉnh cho việc thực hiện quyền đã được Hiến pháp quy định.

          Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể do Hiến pháp quy định và chỉ có thể bị hạn chế bởi Hiến pháp, luật là vấn đề nguyên tắc; tuy nhiên sau khi quyền được Hiến pháp, luật quy định thì việc thực hiện quyền như thế nào thì cần tuân theo quy định của pháp luật (gồm cả Hiến pháp, luật và các văn bản dưới luật). Đây là vấn đề đương nhiên, được thể hiện trong hệ thống pháp luật của nhiều nước.

Như vậy, giữa 2 vấn đề: quy định quyền và hạn chế quyền phải được thực hiện bởi Hiến pháp, luật với quy định về thực hiện quyền phải theo pháp luật là 2 vấn đề không mâu thuẫn với nhau. Giải quyết được nhận thức như vậy mới thấy việc sử dụng cụm từ “theo quy định của pháp luật” trong các điều luật 23, 24, 26 của dự thảo Hiến pháp là chuẩn xác. Chúng ta cần giữ quy định như vậy trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp; kiên quyết không ủng hộ phương án thay cụm từ “theo quy định của pháp luật” thành cụm từ “theo quy định của luật” trong các điều này. Có như vậy mới vừa đúng, vừa giúp cho nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự được thực hiện hiệu quả.

          Bốn là: về Điều 37 và cụm từ “do luật định”.

Đoạn 2 khoản 2 Điều 37 quy định “Việc khám xét chỗ ở do luật định”. Quy định như vậy sẽ có sự không thống nhất trong cách hiểu và thực hiện; cần sửa thành “Việc khám xét chỗ ở do luật quy định”. Và tất nhiên, thống nhất với nhận thức như phân tích ở điểm Ba là nêu trên, thì ta thấy việc tiến hành khám xét phải thực hiện theo quy định của pháp luật là điều tất yếu và không có gì mâu thuẫn với quy định của đoạn 2 khoản 2 Điều 37.

Năm là: về điều 31, 32

Khoản 3 Điều 31 quy định “Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.” Theo tôi, quy định này chưa thật đầy đủ, bởi lẽ trong thực tiễn cho thấy, đối tượng bị người lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại không chỉ là cá nhân mà còn có thể là những chủ thể khác nữa. Vì vậy, Khoản 3 Điều 31 nên được sửa lại là  “Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại cơ quan, tổ chức hoặc người khác.” Tương tự như trên, tại Khoản 4 Điều 32 của Dự thảo quy định “Người làm trái pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam, điều tra, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật cũng nên được sửa lại là “Người làm trái pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam, điều tra, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức hoặc người khác phải bị xử lý theo pháp luật.


10 thoughts on “QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN TRONG DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992 VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN AN NINH TRẬT TỰ

  1. quyền con người, quyền công dân là vô cùng quan trọng, quyền con người là vô cùng quan trọng và được pháp luật bảo vệ tuy nhiên mỗi công dân đi đôi với quyền lợi của mình cũng phải thể hiện trách nhiệm công dân của mình với đất nước

  2. quyên luôn đi đôi với nghĩa vụ, đó là lẽ tự nhiên và hoàn toàn hợp lý, nhà nước công hòa xã hội chủ nghĩa việt nam có trách nhiệm bảo vệ và chăm lo cho cuộc sống của nhân dân thì nhân dân cũng phải có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ tổ quốc

  3. sửa đổi hiến pháp là nhằm xáy dưng một bản hiến pháp hoàn chỉnh hơn, phù hợp hơn với thực tế, nó cũng là nhằm xây dựng và bảo vệ nhân dân việt nam tốt hơn, đặc biệt quyền và nghĩa vụ của công dân việt nam sẽ được quy định rất chắt chẽ, cụ thể và chi tiết

  4. Về cơ bản những điều khoản trong Hiến pháp của Việt Nam đều đảm bảo tốt quyền con người và không có vấn đề gì ảnh hưởng đến quyền công dân.

  5. quyền con người là một quyền cơ bản và vô cùng quan trọng của bất kỳ xã hội, vì vậy đương nhiên là đảng và nhà nước ta luôn quan tâm bảo vệ quyền con người, cụ thể nhất là việc ban hành những luật quy định rất chặt chẽ và cụ thể về việc này

  6. việc sửa đổi hiến pháp năm 1992 là một việc vô cùng quan trọng và cần thiết của nước ta, lúc này tất cả những việc quan trọng đều được đưa ra bàn bạc để có sửa đổi và đương nhiên là vấn đề quyền con người cũng được đưa ra bàn bạc

  7. quyền con người luôn được đảng và nhà nước ta vô cùng coi trọng, chính vì vậy mà trong quá trình sửa đổi hiến pháp năm 1992 đảng và nhà nước ta cũng như quốc hội rất quan tâm tới những quy định về quyền con người có trong hiến pháp

  8. quyền luôn đi đôi với nghĩa vụ, đó là điều không phải bàn cãi nhiều, bởi một xã hội muốn ổn định và phát triển thì rất cần phải có sự quản lý chặt chẽ, và khi đó thì mỗi cá nhân trong xã hội cần phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của mình

  9. đảng và nhà nước ta luôn xác định xây dựng đất nước phát triển gắn với tiêu chí đất nước của dân do dân và vì dân, như vậy thì chắc chắn những gì liên quan đến quyền lợi của nhân dân sẽ luôn được coi trọng, và đi đối với điều đó là những quy định về nghĩa vụ của công dân

  10. Cần phải có những đợt tuyên truyền để hướng dẫn giải thích cho nhân dân hiểu được quyền và nghĩa vụ của họ. Hiện nay có một thực trạng đặt ra đó chính là việc nhân dân không biết không hiểu rõ hay nhần lẫn giữa quyền và nghĩa vụ của mình để rồi có những hành động việc làm không đúng đắn và sai trái gây ra những hậu quả đáng tiếc. Vì vậy mà việc hướng dẫn giải thích cho nhân dân hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình là việc làm rất cần thiết.

Leave a reply to kim thúy Cancel reply