Posted in Tin Tức

Tranh chấp trên Biển Đông: Campuchia vẫn giữ lập trường “thân tàu”

       Tranh chấp trên Biển Đông: Campuchia vẫn giữ lập trường “thân tàu”

hunsen-campuchia.png

       Gần đây trả lời cánh báo giới về việc cho biết ý kiến xung quanh thông tin Tòa trọng tài thường trực (PCA) ở La Haye (Hà Lan) sẽ đưa ra những phán quyết chính thức về việc Philippines đơn phương kiện Trung Quốc liên quan đến tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền trên Biển Đông và ngày 7/7 sắp tới, Thủ tướng Campuchia, Hunsen một lần nữa làm cho thế giới thất vọng.

       Theo thông tin được nhiều tờ báo quốc tế đăng tải cho hay, Thủ tướng Hunsen đã có bài phát biểu trước giới báo chí quốc tế trả lời cho câu hỏi, quan điểm của Campuchia về việc Tòa án trọng tài thường trực ở La Haye dự kiến sẽ đưa ra những phán quyết có lợi cho Philippines sau khi nước này đơn phương kiện Trung Quốc có liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông. Theo đó, Hunsen phản đối mọi phán quyết của Tòa trọng tài thường trực vì cho rằng “Đây không phải là vấn đề pháp lý, nó hoàn toàn là về chính trị. Tôi sẽ không ủng hộ bất kỳ phán quyết nào của Tòa. Vụ kiện này là một âm mưu chính trị giữa một số quốc gia và Tòa án”.

        Đây không phải là lần đầu tiên Campuchia khiến dư luận thế giới thất vọng vì thái độ của họ đối với vấn đề tranh chấp trên Biển Đông giữa nhiều nước trong khối ASEAN với Trung Quốc. Campuchia được cho là đã nhận được nhiều nguồn “tài trợ” từ Trung Quốc hay nói cách khác, Campuchia đã được “hưởng lợi” từ người “tàu” sau hành động “quay lưng” lại với nỗ lực chung của nhiều nước trong khối ASEAN trong đó có Việt Nam và Philippines kêu gọi ASEAN đoàn kết “quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông, giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo hướng “đa phương” – giữa ASEAN với Trung Quốc.

       Năm 2012, khi Campuchia giữa vai trò Chủ tịch luân phiên, Hội nghị ngoại trưởng các nước thành viên ASEAN đã không thể đưa ra được Tuyên bố chung do sự khước từ của nước Chủ tịch là Campuchia không đưa vấn đề tranh chấp trên Biển Đông giữa nhiều nước ASEAN với Trung Quốc ra giữa bàn đàm phán. Hay tuyên bố của Ngoại trưởng Campuchia gần đây cho rằng, tranh chấp trên Biển Đông là tranh chấp giữa Trung Quốc với riêng từng quốc gia như Việt Nam, Philippines chứ không phải là vấn đề tranh chấp chung giữa ASEAN với Trung Quốc.

       Trước những hành động liên tục gây hấn nhằm gia tăng căng thẳng và đẩy tình hình an ninh trên Biển Đông lâm vào tình trạng nguy hiểm của Trung Quốc trong thời gian vừa qua thì những tuyên bố như của Thủ tướng Hunsen khiến cả thế giới thất vọng và phản đối mạnh mẽ. Từ cuối năm 2014 đến nay, Trung Quốc gia tăng các hoạt động cải tạo trái phép trên các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam tuyên bố chủ quyền) mà Trung Quốc xâm chiếm và một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện đang do Trung Quốc kiểm soát.

       Hiện tại, về cơ bản, Trung Quốc đã hoàn thành việc cải tạo, bồi đắp trái phép các đảo, đá trên Biển Đông. Đồng thời với hoạt động ngang ngược này, Trung Quốc đang cho xuất hiện ngày càng thường xuyên hơn các tàu chiến, máy bay quân sự nhằm khẳng định sự “kiểm soát thực sự” của họ đối với các đảo, đá trên Biển Đông, thể hiện sự kiểm soát thực sự của họ đối với tuyến giao thông hàng hải lớn thứ hai của quốc tế qua vùng biển này.

        Trước những tuyên bố cứng rắng của Bắc Kinh thời gian gần đây, các chuyên gia quốc tế cho rằng, phán quyết của Tòa trọng tài thường trực ở La Haye chắc chắn không được Bắc Kinh để ý tới, huống gì nói tới việc phán quyết này đủ sức “ngăn chặn” tham vọng “độc chiếm Biển Đông” của Trung Quốc. Mặt khác, với động thái ngang ngược và những bước đi đầy toan tính trên Biển Đông, chắc chắn giới cầm quyền Bắc Kinh không dừng lại ở việc xây dựng, cải tạo trái phép các đảo, đá và biến chúng thành những căn cứ, sân bay quân sự như trong thời gian qua. Mục đích rõ ràng mà Bắc Kinh hướng tới là thiết lập sự kiểm soát quân sự đối với vùng biển này mà trước mắt là thiết lập vùng nhận dạng phòng không ADIZ.

        Trước âm mưu và những hoạt động ngang ngược của Bắc Kinh trên Biển Đông thời gian gần đây, tuyên bố của Thủ tướng Hunsen vừa qua được cho là đã đi ngược với ý chí chung của toàn khối ASEAN, đi ngược lại với dư luận quốc tế. Phát biểu này của Hunsen đã “châm ngòi” của làn sóng phản đối Campuchia trên trường quốc tế và làm suy giảm nghiêm trọng vị thế của nước này mặc dù trên thực tế Campuchia chưa bao giờ được đánh giá cao trên trường quốc tế.

       Việt Nam hiện đang có tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông. Thời gian qua, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế. Đây là chủ trương đúng đắn trong giải quyết tranh chấp về chủ quyền và quyền chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Đông của Việt Nam. Chủ trương này đã nhận được sự đồng tình ủng hộ mạnh mẽ từ dư luận quốc tế. Chúng ta có thể thấy rõ sự ủng hộ của quốc tế thông qua sự kiện HD-981. Vì vậy, Việt Nam nên kiên trì theo đuổi chủ trương giải quyết hòa bình, dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế. Đồng thời, tranh thủ mạnh mẽ hơn sự đồng tình của dư luận thế giới.

        Trung Quốc sợ ASEAN đoàn kết, sợ một thế giới chính nghĩa. Do đó, thời gian qua, giới cầm quyền Bắc Kinh đang có những hoạt động nhằm gây chia rẽ, tạo ra rạn nứt trong mối quan hệ giữa các nước ASEAN. Và việc Thủ tướng Campuchia, Hunsen gần đây là biểu hiện rõ nét nhất cho sự can thiệp “thô bạo” của Trung Quốc vào ASEAN. Việt Nam cũng như Philippines không nên đặt nhiều kỳ vọng vào Campuchia. Điều nên làm lúc này là tranh thủ sự đồng tình ngày càng mạnh mẽ của dư luận quốc tế, đặc biệt là các nước lớn. Đồng thời, thu thập những thông tin, tài liệu phản ánh tham vọng của Trung Quốc đem “phơi bày” trước dư luận quốc tế. Người ta sẽ không thể “ngồi yên” trước một gã khổng lồ đầy “tham vọng” và “mưu đồ xấu xí” như Trung Quốc.

        Phán quyết của Tòa trọng tài thường trực không có ý nghĩa nhiều đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, phán quyết này có ý nghĩa quan trọng đối với dư luận quốc tế, ủng hộ chính nghĩa của Philippines và Việt Nam, đồng thời “góp lửa” lên án âm mưu và hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông. Từ đó, đồng thuận dư luận quốc tế chung một tiếng nói mạnh mẽ nhằm chống lại tham vọng “độc chiếm Biển Đông” của Trung Quốc.

           Ngọc Lan

17 thoughts on “Tranh chấp trên Biển Đông: Campuchia vẫn giữ lập trường “thân tàu”

  1. Sự mất đoàn kết trong khối Asean hiện nay là do đâu mà có, chính là từ anh Campuchia này. Anh ấy cuồng tàu và ủng hộ tàu một cách bất chấp. Và anh tàu thì cứ tung tiền cho anh ấy để gây mất đoàn kết nội bộ thôi

  2. Trước âm mưu và những hoạt động ngang ngược của Bắc Kinh trên Biển Đông thời gian gần đây, Hunsen lại phát biểu “Đây không phải là vấn đề pháp lý, nó hoàn toàn là về chính trị. Tôi sẽ không ủng hộ bất kỳ phán quyết nào của Tòa. Vụ kiện này là một âm mưu chính trị giữa một số quốc gia và Tòa án”. Tuyên bố của Thủ tướng Hunsen vừa qua được cho là đã đi ngược với ý chí chung của toàn khối ASEAN, đi ngược lại với dư luận quốc tế. Phát biểu này của Hunsen đã “châm ngòi” của làn sóng phản đối Campuchia trên trường quốc tế và làm suy giảm nghiêm trọng vị thế của nước này mặc dù trên thực tế Campuchia chưa bao giờ được đánh giá cao trên trường quốc tế.

  3. Thấy thất vọng trước phát biểu của Thủ tướng Campuchia, Hunsen :”Đây không phải là vấn đề pháp lý, nó hoàn toàn là về chính trị”. Rõ ràng vấn đề tranh chấp luôn được liên hợp quốc khuyến khích giải quyết bằng phương pháp hòa bình, giải quyết bằng pháp luật là cách giải quyết hiệu quả và nhân đạo nhất. Vậy mà Campuchia đã biến tranh chấp thành một mâu thuẫn chính trị để khoét sâu thêm mẫu thuẫn.

  4. Campuchia là một thành viên của ASEAN, nhưng những phát ngôn gần đây của Thủ tướng Campuchia, Hunsen đã khiến thế giới thất vọng. Campuchia đã thể hiện rõ thái độ của mình, tỏ rõ phản đối phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế, coi thường luật pháp quốc tế. Nếu như Campuchia sau này có những mâu thuẫn tương tự thì dù có gửi đơn đi đâu để giải quyết đi chăng nữa thì cũng sẽ phải hối hận vì phát ngôn của mình ngày hôm nay

  5. Campuchia không có lợi ích trực tiếp ở biển đông, nhưng ít ra, với tư cách là thành viên ASEAN, lãnh đạo Campuchia nên có quan điểm ủng hộ nước thành viên cùng khối với mình mới phải. Phát biểu của ông Hunsen có thể cho thấy sức ảnh hưởng của Trung Quốc đến nước này là như thế nào. , nó có thể đã lớn hơn cả phản ứng của dư luận quốc tế.

  6. Đây là hệ quả của những cuộc “đi đêm” của Trung Quốc với một số thành viên không liên quan trong vụ tranh chấp chủ quyền tại biển đông của ASEAN. Thực sự thất vọng với cái cách mà Campuchia đã và đang hành động.

  7. Là một thành viên của ASEAN, láng giềng thân thiết của ta, nhưng người Campuchia đã khiến cho Việt Nam cũng như thế giới phải thất vọng. Bằng việc nhận những khoản tài trợ từ Trung Quốc, nước này đã lên tiếng phủ nhận tính pháp lý của tòa án trọng tài liên quan đến tranh chấp tại Biển Đông.

  8. Vụ tranh chấp tại biển Đông hoàn toàn không ảnh hưởng gì tới Campuchia, bởi họ không có biển, cũng chẳng liên quan gì đến nó. Nhưng thái độ “làm ngơ” này của họ đã khiến thế giới phải thất vọng.

  9. Liệu họ đã quên có bao nhiêu chiến sĩ Việt Nam đã ngã xuống để đánh đổi lấy bình yên, tự do cho người Campuchia, liệu họ đã quên đi quan hệ anh em đặc biệt giữa hai nước. Thật sự thất vọng với phát biểu của ông Hunsen.

  10. Trước những tuyên bố cứng rắng của Bắc Kinh thời gian gần đây, các chuyên gia quốc tế cho rằng, phán quyết của Tòa trọng tài thường trực ở La Haye chắc chắn không được Bắc Kinh để ý tới, huống gì nói tới việc phán quyết này đủ sức “ngăn chặn” tham vọng “độc chiếm Biển Đông” của Trung Quốc. Cùng với đó là vô số cuộc “đi đêm” nhằm giành lợi thế của nhà cầm quyền Trung Quốc.

  11. Trước những hành động liên tục gây hấn nhằm gia tăng căng thẳng và đẩy tình hình an ninh trên Biển Đông lâm vào tình trạng nguy hiểm của Trung Quốc trong thời gian vừa qua thì những tuyên bố như của Thủ tướng Hunsen khiến cả thế giới thất vọng và phản đối mạnh mẽ. Chắc hẳn đã có một cuộc “đi đêm” giữa Trung Quốc với họ.

  12. Trung Quốc sợ ASEAN đoàn kết, sợ một thế giới chính nghĩa. Do đó, thời gian qua, giới cầm quyền Bắc Kinh đang có những hoạt động nhằm gây chia rẽ, tạo ra rạn nứt trong mối quan hệ giữa các nước ASEAN. Đây là lúc cần sự đồng lòng, đoàn kết của các quốc gia trong ASEAN, chứ không phải chia rẽ như Campuchia đang làm.

  13. Việt Nam hiện đang có tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông. Thời gian qua, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế. Do đó, sẽ không có chuyện Trung Quốc có được chủ quyền biển đảo của ta.

  14. Lý do Campuchia có những động thái được cho là “thân tàu” như vậy là bởi họ đã được các lãnh đạo Trung Quốc “đi đêm”, có những khoản tài trợ “khủng”, chỉ với một yêu cầu là nghiêng về phía họ mà thôi.

  15. Quan hệ quốc tế cho dù có tốt đẹp đến mấy thì người ta cũng không thể đặt lợi ích của mình lên trước lợi ích quốc gia dân tộc của người ta được. Vậy cho nên việc Campuchia nghiêng về phía Trung Quốc âu cũng là cái lẽ thường.

  16. Trung Quốc đang sử dụng một chiêu trò khá thâm độc để thực hiện mục tiêu độc chiếm biển Đông, đó là chia rẽ nội bộ khối ASEAN. Bởi vì họ biết rằng, một khi ASEAN đoàn kết lại thì sẽ rất khó khăn cho họ trong việc thực hiện dã tâm kia.

  17. Việt Nam hiện đang có tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông. Thời gian qua, chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế. Do đó, Trung Quốc đang phải áp dụng những chiến lược “đi đêm” với một số quốc gia có liên quan để lấy được uy tín.

Leave a reply to An Tường Cancel reply