Posted in Blog - Tin Tức

Việt Tân: Fulbright cơ hội để “cắn xé” tuyên truyền xuyên tạc

          Việt Tân: Fulbright cơ hội để “cắn xé” tuyên truyền xuyên tạc…

việt-tân.PNG

         Gần đây, thông tin có liên quan đến việc Đại học Fulbright “từ chối” đưa chủ nghĩa Marx, tư tưởng Hồ Chí Minh vào chương trình giảng dạy được chia sẻ và lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội. Tuyên bố này của Fulbright đã đi ngược lại với những lời “cam kết” trước đó của Đại học này với người dân Việt Nam và cùng đi ngược lại với những yêu cầu từ chính phủ Mỹ trong hoạt động của Đại học Fulbright tại Việt Nam.

         Được biết, dự án ĐH Fulbright Việt Nam lần đầu tiên được đề cập trong Tuyên bố chung của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Barack Obama ngày 25/7/2013. Sau đó, điều này được khẳng định lại một lần nữa trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vào tháng 12/2013. Tháng 6/2014, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý chủ trương đầu tư Dự án Trường Đại học Fulbright Việt Nam (tên tiếng anh là Fulbright University Vietnam – FUV) của Quỹ Tín thác Sáng kiến Đại học Việt Nam (TUIV – một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập theo điều luật 501(c) (3) của Hoa Kỳ, có trụ sở tại Cambridge, Massachusetts và do ông Thomas Vallely, nguyên Giám đốc Chương trình Việt Nam tại Đại học Harvard làm Chủ tịch…). Tháng 7/2015, trong chuyến thăm chính thức nước Mỹ, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chứng kiến lễ trao giấy chứng nhận đầu tư cho Đại học Fulbright Việt Nam tại New York. Tháng 6/2016, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chính thức ký quyết định thành lập Đại học Fulbright Việt Nam (viết tắt là FUV).

         Trong thời gian qua, dự án thành lập Đại học Fulbright Việt Nam đã thu hút sự quan tâm của dư luận cả trong và ngoài nước. Dư luận kỳ vọng với sự ra đời của FUV tại TP Hồ Chí Minh sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của nước nhà, cập nhật những thành tựu của thế giới trong giáo dục đào tạo nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Sự kiện FUV được ra đời ở Việt Nam cũng hứa hẹn “củng cố và phát triển” mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ vốn còn thiếu niềm tin lẫn nhau trong một thời gian dài trước đây và cho đến hiện nay mới dần được cải thiện.

         Minh chứng cho niềm hi vọng của dư luận Việt Nam là việc ông Thomas Vallely, Chủ tịch Quỹ TUIV, Giám đốc Chương trình Việt Nam tại Đại học Harvard từng công bố nhiều thông tin “hứa hẹn” về quá trình hoạt động tại Việt Nam. Trong đó, Chủ tịch Quỹ TUIV (tổ chức khởi xướng dự án FUV) cho biết: Đại học Fulbright là một đại học kiểu mới, một mô hình đại học phi lợi nhuận, độc lập, tự do về học thuật, sáng tạo trí thức, giúp sinh viên độc lập suy nghĩ, hoạt động theo nguyên tắc quản trị thiết yếu của nền giáo dục ưu tú, đó là minh bạch và trách nhiệm giải trình, tự chủ, trọng dụng nhân tài, tôn trọng lẫn nhau và giảng dạy gợi mở.

        Phát biểu trong cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân chuyến thăm chính thức của Tổng bí thư đến Mỹ ngày 1/7/2015, Tổng thống Mỹ, Barack Obama đã bày tỏ sự tin tưởng của ông về việc FUV sẽ là “sáng kiến” nhằm thúc đẩy hoạt động hợp tác về giáo dục giữa hai nước. Đồng thời, Tổng thống Mỹ cũng yêu cầu Đại học Fulbright Việt Nam phải “Thiết lập một chính sách giáo dục tự do” và “Cấm kiểm duyệt các tư tưởng bất đồng hoặc quan điểm chỉ trích một cách xây dựng”.

        Những “hứa hẹn” của Đại học Fulbright đã thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội và không ít người dân Việt Nam bày tỏ sự mong đợi về một mô hình đào tạo mới tiến bộ và hiệu quả. Tuy nhiên, những gì mà người dân Việt Nam được biết đến xung quanh dự án FUV lại không phải vậy. Theo thông tin được chia sẻ trên các trang mạng xã hội thời gian qua cho thấy, người dân Việt Nam đã bị Fulbright hai lần cho “leo cây”. Lần thứ nhất, FUV hứa hẹn về nguồn tài chính để xây dựng và hoạt động Đại học Fulbright, hóa ra là tiền mà chính phủ CHXHCN VN đành bỏ ra để trả nợ Mỹ thay cho chính quyền VNCH về các khoản vay trong chiến tranh. Lần thứ hai, khi mà Đại học Fulbright công bố trước mắt chỉ mở các khóa học về khoa học xã hội, chính sách công mà không có các khoa học công nghệ làm giới trẻ Việt thất vọng.

        Gần đây, Đại học Fulbright tiếp tục gây thất vọng cho người dân Việt Nam khi tuyên bố về việc, họ từ chối đưa nội dung nghiên cứu về Marx và tư tưởng Hồ Chí Minh theo luật giáo dục Việt Nam vào giảng dạy tại trường. Sự việc này đã nhanh chóng bị đám rận chủ quốc nội và bầy kền kền bồi bút cho các trang mạng “trái chiều” sử dụng để tuyên truyền xuyên tạc. Đáng chú ý, trên fanpage của tổ chức phản động Việt Tân ngày hôm nay, 19/8 có đăng tải nội dung bài viết có liên quan đến việc Fulbright từ chối giảng dạy chủ nghĩa Marx và tư tưởng Hồ Chí Minh kèm theo đó là những ý kiến bình luận “xuyên tạc”, cổ xúy cho hoạt động này của FUV, đồng thời lợi dụng sự kiện này để tuyên truyền xuyên tạc nhằm mục đích chống Đảng, Nhà nước.

         Cần phải nói rằng, đối với các ngành khoa học xã hội thì việc nghiên cứu các trường phái triết học, hệ tư tưởng là điều cần thiết và ngay cả ở nhiều nước phương Tây trong đó có Mỹ hiện có nhiều trường đại học tại Mỹ. Thiết nghĩ, việc lựa chọn hay không lựa chọn giảng dạy về những trường phái nhất định trong triết học là quyền quyết định đối với mỗi trường đại học, tuy nhiên phải tuân theo những quy định trong hệ thống giáo dục của quốc gia đó. FUV hoạt động tại Việt Nam cần thiết phải tôn trọng các quy định trong “luật giáo dục” của Việt Nam. Hơn nữa, việc làm này cũng phù hợp với những tuyên bố trước đó của FUV về việc độc lập, tự do về học thuật, không phân biệt đối xử… và điều này cũng phù hợp với những tuyên bố của Chính phủ Mỹ yêu cầu FUV phải “Thiết lập một chính sách giáo dục tự do” và “Cấm kiểm duyệt các tư tưởng bất đồng hoặc quan điểm chỉ trích một cách xây dựng”.

          Như vậy, việc Đại học Fulbright Việt Nam từ chối đưa học thuyết Marx và tư tưởng Hồ Chí Minh vào chương trình giảng dạy là việc làm đi ngược lại với những tuyên bố trước đó của FUV và đi ngược lại với ý kiến chỉ đạo của Chính phủ Mỹ. Tuyên bố gần đây của FUV cũng đã trở thành “cơ hội” cho những kẻ bồi bút của tổ chức phản động Việt Tân và đám rận chủ quốc nội tranh nhau “xâu xé”, lợi dụng vào hoạt động tuyên truyền xuyên tạc. Thêm một chiêu trò chống phá bẩn thỉu của các nhà rận chủ quốc nội và bầy kền kền của tổ chức phản động Việt Tân…

            Fison

11 thoughts on “Việt Tân: Fulbright cơ hội để “cắn xé” tuyên truyền xuyên tạc

  1. Còn nhớ cái gọi là “tên trọng chế độ chính trị”, thúc đẩy quan hệ. Từ cái việc chọn chủ tịch Fulbright cho đến việc không đc phép giảng dạy chủ nghĩa Marz và tư tưởng Hồ Chí Minh đã thấy rõ bộ mặt thật của bầy cáo này.

    1. Giáo dục quan trong hàng đầu là đem đến cho con người tri thức ới và những nguồn tiếp cận đầy đủ chính xác nhất. vậy mà ngang nhiên từ chối một học thuyết lớn lao của nhân loại và hơn nữa đó là của CNCS. Fulbright cũng chỉ là thứ ảo diệu và lu mờ như dân chủ Mỹ mà thôi.

  2. một mô hình Đại học vó vẩn và bịa đặt về thứ gọi là từ chối CN mác Lê nin, điều này chẳng khác gì tự tát vào mặt mình. Giáo dục của ngôi trường mà Mỹ đem đến chỉ là sự hão huyền tưởng bở và khiến người Việt trẻ thất vọng quá nhiều.

  3. Không mở các ngành học về khoa học tự nhiên, cái được mong đợi bởi rất nhiều người. Vậy mở các ngành học khoa học xã hội, cũng không đem chủ nghĩa Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh vào dạy, thế thì họ dạy cái gì đây?

  4. Cái đuôi chuột cuối cùng cũng lòi ra. Hãy nhớ là đất nước ta đang đi trên con đường xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩ Marc và Tư tưởng Hồ Chí Minh phải là cái được học đầu tiên để có tư tưởng đúng đắn. Dù có giỏi mà tư tưởng lệch lạc thì sẽ chỉ làm lợi cho bản thân mà không đóng góp được gì cho đất nước, cho xã hội này,có khi còn cản trở quá trình đi lên của đất nước như những nhà rận chủ bây giờ.

  5. Thiết nghĩ tất cả các trường học một khi được mở ra ở Việt Nam thì đều phải chịu sự quản lý của bộ giáo dục, phải dạy theo khung chương trình mà bộ giáo dục đưa ra, trong đó có môn Mác và tư tưởng Hồ Chí Minh là các môn bắt buộc

  6. Việc Đại học Fulbright Việt Nam từ chối đưa học thuyết Marx và tư tưởng Hồ Chí Minh vào chương trình giảng dạy là việc làm đi ngược lại với những tuyên bố trước đó của FUV và đi ngược lại với ý kiến chỉ đạo của Chính phủ Mỹ. Liệu có hay không sự trở mặt của Mỹ sau những cam kết về việc thành lập trường đại học này tại Việt Nam.

  7. ĐH Fulbright được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của nước nhà, cập nhật những thành tựu của thế giới trong giáo dục đào tạo nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Sự kiện FUV được ra đời ở Việt Nam cũng hứa hẹn “củng cố và phát triển” mối quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ vốn còn thiếu niềm tin lẫn nhau trong một thời gian dài trước đây và cho đến hiện nay mới dần được cải thiện. Tuy nhiên gần đây, trường đại học này đã không thực hiện một số cam kết trước đó.

  8. FUV hoạt động tại Việt Nam cần thiết phải tôn trọng các quy định trong “luật giáo dục” của Việt Nam. Hơn nữa, việc làm này cũng phù hợp với những tuyên bố trước đó của FUV về việc độc lập, tự do về học thuật, không phân biệt đối xử… và điều này cũng phù hợp với những tuyên bố của Chính phủ Mỹ yêu cầu FUV phải “Thiết lập một chính sách giáo dục tự do” và “Cấm kiểm duyệt các tư tưởng bất đồng hoặc quan điểm chỉ trích một cách xây dựng”. Chính phủ Việt Nam cần yêu cầu phía nước bạn thực hiện cam kết, nếu không sẽ phải có những biện pháp xử lý thích đáng.

  9. Sự kiện trường đại học liên kết giữa Việt Nam và Mỹ là Fulbright đã không thực hiện các cam kết giữa hai nước đã cam kết trong chuyến thăm của ông Obama tới nước ta đã trở thành cái cớ để Việt Tân xuyên tạc, chống phá nước ta. Tuy nhiên, chúng sẽ chẳng thể làm được gì, bởi nếu như không thực hiện các cam kết trước đó, chúng ta hoàn toàn có thể yêu cầu dừng ngay dự án trường đại học này tại Việt Nam.

  10. Thứ gì không còn phù hợp thì cũng nên loại bỏ vì nó chả đóng góp gì cho tiến bộ mà còn làm tang gánh nặng cho sv. Vì sao SV nước ngoài ra trường làm được việc còn SV Việt ra trường thì cứ như “bò đội nón” cả!

Leave a reply to Thanh Cancel reply