Posted in Tin Tức

Có nên bổ sung thêm quyền cho Thủ tướng Chính phủ không?

K? h?p th? T‡m, Qu?c h?i kh—a XIII (s‡ng 22/10/2014)

        Tại phiên họp chiều ngày 20/1, Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho rằng không bổ sung thêm một số thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ như tạm quyền bộ trưởng hoặc chủ tịch tỉnh; ban bố tình trạng khẩn cấp; phê duyệt danh sách nhân sự giới thiệu bầu chức danh chủ tịch và phó chủ tịch tỉnh, thành trực thuộc trung ương… Đồng thời, đề nghị cân nhắc không quy định về thẩm quyền cho Thủ tướng Chính phủ như quyết định mô hình tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương; quyết định giải thể các tổng cục, cục khi thấy hoạt động không có hiệu quả…

        Thiết nghĩ đây là một trong những hành động có ý nghĩa rất lớn của Quốc hội trong việc thể hiện tiếng nói của người dân. Trong thời gian qua, rất nhiều người đã kêu ca về quyền hạn của Thủ tướng. Là người đứng đầu cơ quan hành pháp nhưng quyền lực này quá lớn thậm chí người ta còn cảm thấy nó lấn át cả quyền hạn của Chủ tịch nước. Thời buổi cơm áo, gạo tiền, khi mà thế lực đồng tiền đang lên ngôi thì những ai nắm được sinh mệnh kinh tế của người khác thì kẻ đó là người có quyền.

        Điều này xét thấy cũng hợp lý nhằm ngăn chặn tình trạng tham ô, tham nhũng, chạy chức chạy quyền hiện nay. Bởi khi quyền lực tập trung vào một người thì những người khác muốn đạt được những vị trí cao trong bộ máy chính quyền sẵn sàng dùng tiền để mua cái “ghế” đó, rồi lại dùng chính cái “ghế” đó để kiếm tiền. Vòng quy luật dài luẩn quẩn cứ thế mà kéo dài mãi, khiến cho cuộc chiến chống tham nhũng mãi chỉ đứng ở vạch xuất phát. Vì chống tham nhũng là chĩa mũi nhọn vào những người có chức, có quyền mà những người này để lên được chắc chắn phải có thế lực đằng sau hỗ trợ (chính trị là vậy, nó phải có êkip). Nếu như cứ liều mình chĩa mũi tên đó vào mà không có người đằng sau công minh, chính đại bảo vệ thì chắc chắn mũi tên đó sẽ quay lại chính người bắn đi.

       Việc giới hạn quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ chính là một biện pháp tích cực để Thủ tướng tập trung vào nhiệm vụ chính là vận hành bộ máy phát triển kinh tế, xã hội. Đây mới là điều người dân mong chờ. Còn những nhiệm vụ trên không phải không quan trọng mà nó sẽ làm giảm sự tập trung của Thủ tướng – người bận trăm công nghìn việc. Những việc đó cần được đề xuất lên Quốc hội – cơ quan lập pháp cao nhất của Nhà nước từ đó đưa ra quyết định. Hơn nữa việc giới hạn quyền như vậy có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng ngừa việc lộng quyền. Nhất là khi chúng ta đang hướng tới xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tất cả các tổ chức, cá nhân trong xã hội hoạt động đều phải tuân thủ theo pháp luật. Phòng ngừa việc nhúng tay, làm thay vào công việc của các Bộ, ngành, địa phương…

        Đây cũng là thời điểm thích hợp để mà đưa ra quyết định này. Bởi sắp tới là Đại hội Đảng toàn quốc sẽ có một loạt chuyển biến về lãnh đạo Đảng, Nhà nước khi những người đương chức gần như sẽ về nghỉ hưu một loạt. Việc giới hạn quyền như vậy nhằm giúp người đi sau tránh được vết xe đổ của người đi trước. Và cũng là thời điểm để người đi trước không xen ngang vào quyết định này, thời điểm mà ai cũng đang lo giữ gìn hình ảnh trước khi bầu cử.

       Việc giới hạn quyền lực của Thủ tướng sẽ giúp người được chọn sau này tận tâm tận tuỵ vào công việc chính hơn. Và thể hiện đúng vị trí của Thủ tướng chỉ là người thứ tư sau Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội chứ không phải “ngang hàng” như mọi người vẫn nghĩ hiện nay.

        Đây cũng là thời điểm nhạy cảm bởi sẽ có nhiều trường hợp cố gắng đưa con em, người thân, quan hệ đảm nhiệm những vị tri quan trọng trong bộ máy nhà nước. Mà điều này rất nguy hiểm nó đi ngược lại quy luật phát triển của xã hội, bất công với người có tài đi lên bằng chính sức lực đôi chân của mình chứ không phải bằng hai đầu gối.

        Hi vọng vấn đề này sẽ sớm được thông qua và trong những cuộc họp sau, Uỷ ban thường vụ Quốc hội sẽ tiếp tục có những hoạt động sáng suốt nữa./.

          Thế Thôi

21 thoughts on “Có nên bổ sung thêm quyền cho Thủ tướng Chính phủ không?

  1. Thời điểm hiện tại là trước thềm đại hội khóa mới. Có nên tăng quyền cho CHính phủ hay không cũng chưa thể có câu trả lời sớm được. Đây là vấn đề cần suy nghĩ và cân nhắc.

    1. đúng là chúng ta không nên thêm quyền cho thủ tướng chính phủ nếu như làm vậy sẽ làm gia tăng sự ảnh hưởng phân quyền không hợp lí cho một số cơ quan chính phủ ban ngành khiến cho việc giải quyết vấn đề của cả nước thêm gây rắc rối khó chuyên quyền cho ai

  2. QUốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của VIệt Nam,là nơi thể hiện tiếng nói của nhân dân.việc quốc hội không bổ sung thêm quyền cho thủ tướng chính phủ là một quyết định được cho là rất sáng suốt.quyền lực khi đó sẽ không tập trung vào một người và lúc đó sẽ không có sự lấn át ở đây.

  3. Vấn đề này có lẽ cần phải được các chuyên gia, những nhà chuyên môn phân tích, góp ý tỉ mỉ .

    1. đúng vậy chúng ta không thể tự đóng góp lên những điều này được có cần thì phải làm đến nơi đến chốn có sự phân công công việc rõ ràng, có những quyền hạn rõ ràng cho thủ tướng cho tất cả những gì mà chúng ta nhân dân cảm thấy thỏa đáng nhất, để không còn những con người
      lợi dụng chức quyền nữa

  4. Những vấn đề này cần phải được xem xét một cách kỹ lưỡng và được nghiên cứu một cách khoa học. Chỉ sợ khi có nhiều thêm quyền hạn thì đi cùng với đó là sẽ có thêm rất nhiều công việc phải làm khi đó sợ rằng hiệu quả sẽ không được cao.

    1. càng xem xét kĩ lượng không thì sẽ ảnh hưởng đến ban bộ đến tất cả các ngành khác sẽ làm cho phân công chéo làm ảnh hưởng đến thậm chí là nền chính trị của đất nước ta sẽ kéo thêm hậu quả khôn lường khi mà chế độ thù địch đang làm tất cả mọi thứ để khiến cho nhân dân ta thêm lầm than

  5. Quyền lực không nên tập trung quá vào một người vì điều đó sẽ có thể gây ra một số vấn đề trong quản lý cũng như phòng chống tham nhũng, và một số vấn đề khác. Hi vọng những người lãnh đạo sẽ luôn làm tốt công việc của mình để mang đến cho đất nước ngày càng nhiều thành tựu hơn nữa.

  6. Cứ việc gì mà có lợi cho nước cho dân thì nên làm, phải làm sao cho phù hợp. Quyền lực của những vị lãnh đạo đất nước là hết sức to lớn phải làm sao cho các vị có thể phát huy được hết khả năng của mình để giúp đất nước phát triển nhanh và vững chắc hơn.

    1. nhân dân là nền móng trung tâm của tất cả mọi sự việc mọi lợi ích của nước ta thì nhân dân phải hưởng đâu tiên, nhân dân tạo nên đất nước này và đất nước này là của nhân dân ta, nếu không có nhân dân thì nhà nước lại không có không có sự tồn tại

  7. Vấn đề này cần phải cân nhắc. Quyền lực của những vị lãnh đạo đất nước là hết sức to lớn phải làm sao cho các vị có thể phát huy được hết khả năng của mình để giúp đất nước phát triển nhanh và vững chắc hơn.

  8. Theo tôi thì không nên bô sung quyền cho thủ tướng, vì hiện nay, tôi thấy bản thân chủ tịch nước có quyền còn ít lắm, và thủ tướng hiện nay với những thẩm quyền như thế thì đảm bảo rồi, không nên cho quá nhiều quyền, gây nên quá nhiều công việc cho một người

  9. Tôi đồng ý với bài viết này, nhiều lúc thấy thủ tướng có nhiều quyền quá, mà thực ra thì với mức như thủ tướng thì nên bớt đi một ít quyền cho nó đúng với những khả năng của con người, và cũng tránh tập trung quyền quá nhiều vào một con người nào đó quá, gây nên sự chệch hướng xã hội chủ nghĩa

  10. Tôi cũng nghĩ không nên thêm quyền lực nữa, thêm nữa thì khác nào thủ tướng có quyền nhiều nhất hay sao , thế thì không thể nào tập thể lãnh đạo được nữa rồi, cho nnene trong giai đoạn hiện nay, cần phải làm cho quyền của tứ trụ triều đình nó ngang nhau thì khi đó mới có thể làm cho những người này phát huy được năng lực được

  11. Tôi nghĩ, cái này nên tham khảo ý kiến của nhiều người, chứ không nên quyết định ngay được, không nên chủ quan với những trò của những kẻ này, và đương nhiên, có những biện pháp không chó những con người cơ hội như lũ dân chủ có cơ hội lợi dụng chống lại đảng và nhà nước

  12. Tôi nghĩ nên xem xét lại cái được và cái không được khi chúng ta làm thế chứ không phait thicsk là chúng ta làm, mà không thích là chúng ta không làm, vì như thế chỉ có hại dân hại nước mà thôi, và những thực tiến đang diễn ra đáy, theo tôi là được rồi

  13. VÀ với tôi, bây giờ cần phải chọn ra những con người tiêu biểu chứ không phải chọn những con người không có năng lực, còn trao cho họ thêm quyền thì chưa chắc đã làm tốt công việc được hết, nên cẩn thận và nên suy xét kĩ một tí,

  14. Bây giờ, tôi nghĩ chưa tới lúc nghĩ tới chuyện có nên thêm quyền gì hay không, mà trước hết là ổn định nội bộ, tăng cường sự đoàn kết trong nôi bộ, vì hiện nay, các thế lực thù địch đang có những hoạt động làm cho nội bộ nhà nước ta lung lay và thực sự thì nó đang lung lay

  15. Tôi KHÔNG THÍCH Hồ Chủ Tịch nói dối: “KHÔNG CÓ GÌ quí hơn ĐỘC LẬP, TỰ DO”, giả dối quá chời lun. Các bạn phải sửa lại cho đúng như sau: “ĐỘC LẬP, TỰ DO quí giá hơn KHÔNG CÓ GÌ ty tỷ lần” nha. Bác Hồ là đệ nhất đại bịp xứ An nam luôn.

    Bác Hồ thức dậy mà can,

    Thằng ĐẢNG con Bác nó đang hàng Tàu.

    Gạc Ma, Bản Giốc, Nam Quan,

    ĐẢNG bán lấy tiền trác tán bên Bu.

    Vua Hùng mắng Bác: ”Đồ Ngu!

    Đẻ ĐẢNG không dạy, bán nhà tổ tiên.”

    Bác nằm ngủ, giấc có yên?

    **Tôi là CHARLIE. Tôi KHÔNG THÍCH Đảng CSVN cúi đầu làm mọi cho Trung Quốc để mang nhục.

    1. thôi đi con chó hay sủa bậy ạ, cái gì mà không có độc lập tự do hả, cái gì mà không có nhân quyền mày đừng có mà sỉ bám Bác Hồ, đời này m chưa làm được cái gì có ích cho cuộc sống này đâu mà và cũng như bao người lũ phản động kia chúng nó cũng chỉ biết sủa thôi à

  16. Quyền lực không nên tập trung quá vào một người vì điều đó sẽ có thể gây ra một số vấn đề trong quản lý cũng như phòng chống tham nhũng, và một số vấn đề khác nên chúng ta phải có những phương pháp hợp lí cho quyền đi liền với nghĩa vụ của người đó,

Leave a reply to Nam Kì Cancel reply