Posted in Tin Tức

Đằng sau sự lo lắng cho quốc gia dân tộc

tpp

     Sau khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được chính thức kí kết vào ngày 4/2/2016, trên các diễn đàn phản loạn như Viettan, danlambao, danluan,… đã đăng tải một loạt các bài viết “phân tích” vấn đề này trong đó đáng chú ý là bài viết “Ký kết gia nhập TPP rồi sao nữa?” của Phạm Nhật Bình. Trong bài viết này, tác giả lấy danh nghĩa phân tích những vấn đề của Việt Nam khi gia nhập TPP nhưng thực chất đấy chỉ là bình phong để tuyên truyền vu cáo, bôi nhọ Việt Nam về vấn đề kinh tế, dân chủ và nhân quyền.

     Mở đầu, tác giả đưa ra luận điểm cho rằng gia nhập TPP, Việt Nam sẽ không đi đến đâu, chỉ là ước mơ “cá chép hóa rồng” đồng thời phủ nhận sạch trơn những thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam trong suốt 8 năm sau khi gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO). Trong bài viết, Phạm Nhật Bình tỏ ra rất hiểu biết về kinh tế Việt Nam nhưng thực chất lại bộc lộ sự nông cạn, chủ quan, xuyên tạc và có ý đồ chính trị.

     Thật vậy, thực tế cho thấy, sau khi trở thành thành viên WTO, Việt Nam đã mở rộng thị trường xuất khẩu, có quan hệ thương mại với hơn 230 nước và vùng lãnh thổ; thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, góp phần đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Đặc biệt, năm 2015 vừa qua tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) của Việt Nam đat 6,68%, thuộc tốp các nước có GDP cao nhất thế giới. Thành tựu này được cả thế giới công nhận.Theo các chuyên gia kinh tế thế giới, trong năm 2016, Việt Nam sẽ tiếp tục có những tăng trưởng đáng kể. Bên cạnh đó, việc tham gia WTO cũng có tác dụng tích cực đối với việc kí kết các hiệp định cũng như tham gia vào các tổ chức khu vực và thế giới. Ví dụ tiêu biểu là vào năm 2015, chúng ta đã ký kết thêm 2 Hiệp định FTA với Hàn Quốc và Liên minh Á – Âu, kết thúc đàm phán FTA với EU. Như vậy, có thể nói, Việt Nam hoàn toàn đủ khả năng và không quá bị động khi tham gia TPP.

      Hơn thế nữa, theo như Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết việc gia nhập TPP với Việt Nam là một cơ hội rất lớn.

     Thứ nhất, TPP sẽ giúp GDP và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng đáng kể. Đặc biệt với việc các quốc gia như Mĩ, Nhật Bản giảm thuế nhập khẩu về 0% sẽ là động lực lớn đối với hoạt động xuất khẩu của nước ta như dệt may, giày dép, thủy sản.

     Thứ hai, các nước TPP chiếm tới 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu, với các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, chắc chắn sẽ mở ra rất nhiều cơ hội khi chuỗi cung ứng mới hình thành.

     Thứ ba, tham gia vào TPP sẽ giúp cải thiện môi trường đầu tư, góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

      Ngoài những thuận lợi trên, Đảng và Nhà nước cũng đang hướng tới một nền hành chính công hiệu quả, minh bạch, dễ dự đoán, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của tất cả các hiệp định quốc tế nên việc ta tham gia Hiệp định TPP là hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc và định hướng hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước.

      Từ những chứng minh trên có thể thấy, những nhận định của bài viết là hoàn toàn thiếu căn cứ, chủ quan, duy ý chí nhằm mục định hạ thấp vai trò cũng như uy tín của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

       Ngay sau khi đưa ra bằng những nhận định kinh tế “như thật”, tác giả đã bộc lộ bản chất phản động của mình khi cố tình lồng ghép một cách gian xảo vấn đề nhân quyền, tự do ngôn luận, tự do báo chí vào bài viết và coi đây là những vật cản khi Việt Nam gia nhập TPP. Với những lời lẽ xảo biện như Việt Nam “thiếu tự do thông tin, minh bạch”, “tình hình nhân quyền tồi tệ”, “kìm kẹp tự do báo chí”, “vi phạm tự do lập hội, lập đảng”… bài viết đã thể hiện rõ bộ mặt thật, mục đích sau cùng của bè lũ phản động Việt Tân.

       Thật vậy, thực tế cho thấy, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Trong những năm qua, Việt Nam đạt nhiều thành tích nổi bật trong nhiều lĩnh vực như tăng trưởng kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, bình đẳng giới, tăng cường sự tham gia của mọi tầng lớp xã hội vào các sự kiện chính trị, kinh tế quan trọng của đất nước.

       Tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin ở Việt Nam được thể hiện rõ qua sự phát triển đa dạng về loại hình và phong phú về nội dung của báo chí Việt Nam, trong đó có sự phát triển của Internet. Nhà nước Việt Nam luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến đóng góp của người dân, kể cả một số bất cập trong quá trình đổi mới, xây dựng đất nước. Ấy vậy mà một số phần tử dựa vào sự ủng hộ của các thế lực bên ngoài đội lốt dân chủ, nhân quyền để bóp méo, xuyên tạc tình hình ở Việt Nam, phục vụ tham vọng chính trị riêng, gây chia rẽ, kích động chống Việt Nam. Quả thực là đê hèn!

         Thiên Phú

15 thoughts on “Đằng sau sự lo lắng cho quốc gia dân tộc

  1. Toàn là một lũ mổm loe, lo lắng cho đất nước cái nỗi gì, chúng nó đến người thân còn chả thèm lo thì biết gì đến đồng bào, dân tộc. Chúng nó chỉ biết bo bo lo cho thân mình, chỉ cần làm sao ôm được lắm tiền thì lương tâm, trí óc chúng nó cũng bán hết. Trên thực tế, bất kỳ sự thay đổi nào cũng đều mang lại cả cơ hội và thách thức, không có gì chỉ toàn là lợi thế cả. Trong những năm qua đất nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực, đó là minh chứng cho việc chúng ta hoàn toàn có khả năng tận dụng những cơ hội và biết vận động cho phù hợp với những thách thức của môi trường quốc tế. Bọn dân chủ rởm đời tốt nhất là nên ngậm mồm lại.

  2. Đó không phải là sự lo lắng vì muốn cho đất nước tốt đẹp hơn, mà nó là muốn cho người ta bi quan hơn vào cuộc sống, nhìn mọi thứ đều một màu tối tăm u ám. Cái đó hoàn toàn không cần thiết cho xã hội, cái mọi người đang cần là sự thật, là những cái nhìn khách quan về đất nước, về những khó khăn và thuận lợi mà chúng ta đã làm được trong thời gian qua, và những gì chúng ta sẽ phải đương đầu trong thời gian tới để tiếp tục phát triển.

  3. Hãy bớt sống ảo đi Phạm Nhật Bình. Một thằng phản quốc mà cũng ‘lo lắng’ cho đất nước sao? Đầu chúng mày chỉ có ngoại bang với đô la, móc đâu ra chỗ mà chứa đựng sự lo lắng cho đất nước chứ?

  4. Bên trong cái vỏ bọc phân tích những vấn đề của Việt Nam khi gia nhập TPP nhưng thực chất đấy chỉ là bình phong để tuyên truyền vu cáo, bôi nhọ Việt Nam về vấn đề kinh tế, dân chủ và nhân quyền. Chẳng có lo lắng nào ở đây hết. Đó chỉ là những luận điệu xảo trá của đám phản động mà thôi.

  5. Việc gia nhập TPP đã mở ra cơ hội phát triển rất lớn cho Việt Nam. TPP sẽ giúp GDP và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng đáng kể, rồi các nước TPP chiếm tới 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu, với các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, chắc chắn sẽ mở ra rất nhiều cơ hội khi chuỗi cung ứng mới hình thành. Hơn nữa, tham gia vào TPP sẽ giúp cải thiện môi trường đầu tư, góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Chừng đó là chưa đủ sao?

  6. Chúng là rận chủ mà, tất nhiên sẽ có cái nhìn thiếu thiện chí với những chủ trương, đường lối của ta rồi. Việc gia nhập TPP sẽ đem lại những gì thì có lẽ ai cũng đã rõ. Một thi trường mới rộng lớn hơn với rất nhiều ưu đãi đang chờ đón chúng ta.

  7. Cái lũ phản động, bám đít ngoại bang mà cũng biết lo lắng cho đất nước sao? Chúng mày hãy bớt sống ảo đi, muốn tốt cho đất nước ấy, thì trước hết chúng mày hãy làm một người công dân Việt Nam tử tế đi đã, rồi lo lắng gì cũng chưa muộn.

  8. Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Những luận điệu của đám rận chủ này chỉ là xuyên tạc, vô căn cứ.

  9. Bản chất phản động của bài viết đã được bộc lộ rõ khi Phạm Nhật Bình cố tình lồng ghép một cách gian xảo vấn đề nhân quyền, tự do ngôn luận, tự do báo chí vào bài viết và coi đây là những vật cản khi Việt Nam gia nhập TPP.

  10. Nhà nước Việt Nam luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến đóng góp của người dân, kể cả một số bất cập trong quá trình đổi mới, xây dựng đất nước. Nhưng tự do cũng cần phải trong giới hạn, những kẻ nào lợi dụng điều này để chống phá đất nước sẽ bị trừng trị thích đáng.

  11. Cũng chỉ là chuyện thường ngày thôi. Rận chủ lúc nào chẳng nghêu ngao mình vì nước vì dân, muốn đóng góp cho đất nước, muốn đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền nhưng bản chất hành động, việc làm của chúng lại đi ngược lại với những lời hứa hươu hứa vượn ấy!
    Với Việt nam, gia nhập TPP là một cơ hội rất lớn, để ta có thể tăng cường thế và lực của ta trên trường quốc tế. Vậy nhưng, khoác trên mình cái mác là lo lắng cho quốc gia dân tộc, trăn trở vì vận mệnh đất nước nhưng cái bè lũ phản quốc ấy lại đang tìm mọi cách bôi nhọ, xuyên tạc mọi chủ trương đường lối của Đảng, phủ nhận vai trò của Đảng Cộng sản và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, làm xấu đi hình ảnh của Việt NAm trong mắt bạn bè quốc tế!

  12. Không thể phủ nhận rằng việc gia nhập TPP với Việt Nam là một cơ hội rất lớn. Với truyền thống về các mặt như dệt may, giày dép, thủy sản…. Khi các thị trường lớn như Mĩ, Nhật Bản giảm thuế nhập khẩu về 0% thì hoạt động xuất khẩu của nước ta thật sự có những tiềm năng lớn. TPP là giúp kinh tế đất nước phát triển như thế chứ còn thế nào nữa. TPP sẽ đi đến đích hiệu quả chứ đi đến đâu nữa. Đã không làm được gì tốt đẹp cho dân, cho nước thì cũng đừng tỏ ra “lo lắng” kiểu đấy chứ.

  13. Có thể chúng ta thấy một điều rằng, khi VN chúng ta gia nhập thành công vào tổ chức TPP, nền kinh tế quốc gia đứng trước một cơ hội mới để tận dụng và phát triển. Sự thuật lợi và thách thức cạnh tranh để phát triển là rõ ràng. Nhưng tuyệt nhiên đối với những kẻ chống đối đó là những sự ghen tức và uất hận của chúng vì đất nước ngày càng đi lên, trái ngược lại những gì mà chúng mong muôn. Nên chúng chống đối, xuyên tạc và chống phá là tất yếu.

  14. Cần phải nói rằng, những gì chúng ta đang làm, những gì chúng ta đang chọn lựa là một sự lựa chọn đã trải qua mọi sự tính toán và theo đúng lộ trình. Do đó, không tất yếu gì những lựa chọn đó lại không có lợi ích và điều mà đất nước cần để phát triển. Chỉ có những kẻ chống đôi, ngoài cái đầu toàn những suy nghĩ chống đối và xuyên tạc ra thì chúng không bao giờ có được tầm nhìn và các nhận thức về điều đó. Nên mớ thông tin mà chúng đưa ra chẳng khác gì là những điều ngớ ngẩn và vô tác dụng với những người hiểu biết.

  15. Những thành quả mà VIệt Nam đã và đang đạt được không ai có thể chối cãi và phủ định, nhất là những thành quả gần đây mà VN đạt được. Điều đó thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt của ĐẢNG sự đoàn kết một lòng của nhân dân và sự cố gắng của lớp lớp thế hệ hôm nay. Đó là một điều rất quan trọng mà chúng ta cần ghi nhận.

Leave a reply to lam mong Cancel reply