Posted in Tin Tức

Thấy gì trong 10 quy định về đạo đức nghề nghiệp người làm báo

           Thấy gì trong 10 quy định về đạo đức nghề nghiệp người làm báo

cong-bo-dao-duc_lnby_thumb

       Vừa qua, nhân dân cả nước và cộng đồng mạng tỏ ra hết sức thích thú với công bố 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam của Hội Nhà báo Việt Nam. Đằng sau đó, thực sự là một quyết tâm lớn và một tầm nhìn mới của nghề báo hiện nay. Tuy nhiên, không phải trước và cũng phải sau thời điểm này mới có 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam.

       Phải nhìn vào sự thật rằng, thời gian qua trong khi nhiều tờ báo, nhiều nhà báo vẫn luôn giữ được phẩm chất và ngòi bút của mình, nhưng cũng có không ít nhà báo do ảnh hưởng của cơ chế thị trường, tác động từ các luồng văn hóa lai căng, từ sự lôi kéo của các thế lực thù địch… mà không thể giữ vững ngòi bút và nhân cách nghề làm báo của mình.

        Hãy còn đó những tiếc nuối về những Quyết định thu hồi thẻ nhà báo của Bộ Thông tin và truyền thông đối với Lê Trường Sơn, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Doanh nghiệp và Trang trại Việt Nam,  Lương Tân Hương được cấp tại báo điện tửInfonet, Mai Phan Lợi tại báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, Đặng Ngọc Hoa – Phó Tổng biên tập và ông Võ Văn Khối – Tổng thư ký tòa soạn báo in báo Thanh niên,… Lí do thu hồi thẻ nhà báo đối với các cá nhân trên thực tế là rất cần thiết và kịp thời. Bởi rất nhiều nhà báo thời gian qua đã thường xuyên phản ánh thông tin sai sự thật ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của quần chúng nhân dân, thậm chí một số nhà báo còn công khai bôi nhọ danh dự nhân phẩm của lãnh đạo Phidel Castro, lập ra trang facebook để tập hợp lực lượng chống chính quyền,…

       Báo chí là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống chính trị và cả trong cuộc sống thường ngày của người dân. Tuy nhiên, cần loại bỏ ngay những con sâu này ra khỏi đội ngũ các nhà báo chân chính. Bởi một khi họ đã có những bài viết không thể hiện đúng thực tế sẽ gây ra ảnh hưởng và hậu quả vô cùng nghiêm trọng trong dư luận quốc tế và trong nước, làm giảm uy tín của Việt Nam cũng như khiến cho cuộc sống nhân dân không được ổn định.

       Thiết nghĩ Hội Nhà báo Việt Nam đưa ra 10 quy định về đạo đức nghề nghiệp người làm báo là hết sức cần thiết và ý nghĩa. Tôi thực sự tâm đắc, nhưng có lẽ tâm đắc nhất vẫn là điều thứ 3: “Điều 3. Hành nghề trung thực, khách quan, công tâm, không vụ lợi. Bảo vệ công lý và lẽ phải. Không làm sai lệch, xuyên tạc, che giấu sự thật, gây chia rẽ, kích động xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc và tình đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc”.

       Hi vọng rằng, với quyết tâm này, thời gian tới, báo chí Việt Nam thực sự trở thành món ăn tinh thần bổ ích cho nhân dân, đóng góp phần lớn công sức vào sự nghiệp xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh.

          Phiêu Diêu Kiếm

12 thoughts on “Thấy gì trong 10 quy định về đạo đức nghề nghiệp người làm báo

  1. Báo chí là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống chính trị và cả trong cuộc sống thường ngày của người dân. Tuy nhiên, cần loại bỏ ngay những con sâu này ra khỏi đội ngũ các nhà báo chân chính. Bởi một khi họ đã có những bài viết không thể hiện đúng thực tế sẽ gây ra ảnh hưởng và hậu quả vô cùng nghiêm trọng trong dư luận quốc tế và trong nước.

  2. Lí do thu hồi thẻ nhà báo đối với các cá nhân trên thực tế là rất cần thiết và kịp thời. Bởi rất nhiều nhà báo thời gian qua đã thường xuyên phản ánh thông tin sai sự thật ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của quần chúng nhân dân, thậm chí một số nhà báo còn công khai bôi nhọ danh dự nhân phẩm của lãnh đạo Phidel Castro, lập ra trang facebook để tập hợp lực lượng chống chính quyền,…

  3. báo chí là cơ quan ngôn luận, là phương tiện truyền thông, mang đến cho người đọc những thông tin bổ ích, định hướng dư luận, đem những chủ trương, đường lối chính sách của đảng, nhà nước đến với người dân, vì vậy các nhà báo, cơ quan báo chí cần làm tròn trách nhiệm và bổn phận của mình.

  4. trước hết mỗi người làm báo cần trang bị cho mình cái tâm với nghề nghiệp, cần xác định rõ mình đang làm cái gì, cho ai, nếu vi phạm thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với bản thân, và xã hội, cần phải có tâm huyết, những phẩm chất của một nhà báo, đem lại những thông tin quý giá cho người dân, mang lại lợi ích cho đất nước.

  5. không phải ai cũng làm được nhà báo, trước hết cần có chuyên môn, phải là người có đầu óc viết lách, thế thì mới viết được báo, nhưng còn một cái quan trọng hơn cả, đó chính là cái tâm với nghệ, có những phẩm chất của người làm báo, như trong ngành y, người ta có câu lương y như từ mẫu, thì ở đây cũng vậy, tránh đặt lợi ích cá nhân lên hàng đầu.

  6. việc một số nhà báo gần đây vi phạm pháp luật, những tờ báo có tiếng cũng dính vào những chuyện bê bối, đã làm ảnh hưởng, suy giảm uy tín của ngành báo chí nói chung và những tờ báo đó nói riêng, và nghiêm trọng hơn là nó ảnh hưởng đến nền chính trị, gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

  7. có thể nói, một số nhà báo gần đây có những hành vi vi phạm pháp luật đáng lên án. nó ảnh hưởng rất lớn, , đặc biệt là những tờ báo lớn, nó có sức lan rộng, gây xôn xao dư luận, chỉ cần một bài báo sai, gây tranh cãi, nó sẽ ảnh hưởng đến người dân, đến tổ chức và sâu xa hơn là liên quan đến tình hình xã hội, và đất nước.

  8. Hi vọng rằng, với quyết tâm này, thời gian tới, báo chí Việt Nam thực sự trở thành món ăn tinh thần bổ ích cho nhân dân, đóng góp phần lớn công sức vào sự nghiệp xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh.

  9. Thiết nghĩ Hội Nhà báo Việt Nam đưa ra 10 quy định về đạo đức nghề nghiệp người làm báo là hết sức cần thiết và ý nghĩa. Hi vọng rằng, với quyết tâm này, thời gian tới, báo chí Việt Nam thực sự trở thành món ăn tinh thần bổ ích cho nhân dân, đóng góp phần lớn công sức vào sự nghiệp xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh.

  10. Phải nhìn vào sự thật rằng, thời gian qua trong khi nhiều tờ báo, nhiều nhà báo vẫn luôn giữ được phẩm chất và ngòi bút của mình, nhưng cũng có không ít nhà báo do ảnh hưởng của cơ chế thị trường, tác động từ các luồng văn hóa lai căng, từ sự lôi kéo của các thế lực thù địch… mà không thể giữ vững ngòi bút và nhân cách nghề làm báo của mình. Việc công bố 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam của Hội Nhà báo Việt Nam là việc làm rất hay và cần thiết.

  11. Trong cái thực trạng nền báo chí đang xuống cấp nghiêm trọng, nhiều vụ việc đáng tiếc sảy ra, việc nâng cao nhận thức, nâng cao đạo đức của đội ngũ phóng viên là điều cần thiết, có nâng cao được đạo đức thì chắc chắn nền báo chí sẽ sớm quay trở lại đúng nghĩa của nó.

  12. Việc Hội Nhà báo Việt Nam đưa ra 10 quy định về đạo đức nghề nghiệp người làm báo là hết sức cần thiết và ý nghĩa, trong bối cảnh mà báo chí đang ngày càng trở nên hỗn loạn, đạo đức và lương tâm nghề nghiệp của nhà báo đang thực sự có vấn đề. Đề ra và làm tốt những quy định này sẽ giúp đời sống báo chí trở nên lành mạnh hơn.

Leave a reply to Thanh Chuong Cancel reply