Posted in Tin Tức

LÃNG PHÍ TRONG KINH TẾ

                                               Đất Mẹ

         Chống lãng phí là chủ trương nhất quán và lâu dài của Đảng, Nhà nước ta; là yêu cầu khách quan trong hoạt động kinh tế-xã hội, nhất là trong lĩnh vực kinh tế-tài chính. Đây là vấn đề cần được nhận thức đầy đủ, sâu rộng không chỉ trong lĩnh vực chi tiêu, sử dụng nguồn lực xã hội mà còn cả trong cách thức xem xét nội dung, mức độ huy động các nguồn lực.

 Lãng phí do quy hoạch:

       Lãng phí đất do quy hoạch kém: tinh trạng đất dự án bị bỏ hoang, hoặc không sử dụng kéo dài gây lãng phí là một vấn đề bức xúc trong dư luận thời gian qua.Giao đất cho thuê là việc làm cần thiết để phát triển kinh tế, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên đất phải được sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả trên cơ sở QH sử dụng đất. Mục tiêu đặt ra la như vậy nhưng phải thừa nhận thời gian qua vấn đề này có diễn biến khá phức tạp. Trên phạm vi cả nước, tình trạng lãng phí đất, sử dụng sai mục đích, chuyển nhượng có nhiều vấn đề dẫn đến đất được giao tràn lan, nhiều chủ đầu tư năng lực hạn chế sau khi nhận đất không đầu tư hoặc đầu tư kém. Đúng là công tác QH sử dụng đất còn nhiều yếu kém. Trước đây chúng ta đã làm nhưng chủ yếu là hình thức. Nhiều nơi tùy tiện điều chỉnh QH từ mục đích sử dụng này sang mục đích sử dụng khác.

1

      Các dự án treo, là một nguyên nhân chính của tình trạng đất bỏ hoang và sử dụng kém hiệu quả (ảnh nguồn internet)

       Bộ trưởng bộ TN&MT Nguyễn Minh Quang đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này, trương trinh hành động cụ thể để khác phục tinh trạng đất bỏ hoang va sử dụng kém hiệu quả: Đất bị bỏ hoang hoặc chậm đưa vào sử dụng là bức xúc của xã hội hiện nay mà chúng tôi hết sức quan tâm. Bộ TNMT đã tham mưu cho Chính phủ và năm 2010, Thủ tướng đã có chỉ thị 134 chỉ đạo tăng cường kiểm tra, xử lý những vi phạm về đất đai. Chúng tôi cũng đã tiến hành tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra, chỉ đạo và cùng các tỉnh tiến hành công tác thanh, kiểm tra và xử lý đối với các trường hợp cá nhân tổ chức đã được giao đất mà không đưa vào sử dụng hoặc sử dụng lãng phí… Vấn đề này vừa rồi chúng tôi làm khá quyết liệt. Và tôi cho là các địa phương đã làm việc khá tốt. Tất nhiên việc này vừa phải làm quyết liệt nhưng cũng cần có thời gian nhất định. Ví dụ như Hà Nội vừa rồi kiểm tra và thu hồi 800ha của 11 dự án, Long An kiểm tra 57 dự án và thu hồi được khoảng 3000 ha…

Lãng phí do đầu tư:

        Báo cáo thẩm tra báo cáo trên, Ủy ban Tài chính – Ngân sách nhận định: lãng phí, thất thoát trong đầu tư công năm 2012 vẫn là vấn đề nổi lên được dư luận xã hội quan tâm.

        Lãng phí lớn do chất lượng xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội một số ngành, vùng còn hạn chế, nhiều công trình sử dụng vốn ngân sách gây lãng phí phần lớn do quy hoạch thiếu tính chiến lược; quy hoạch phát triển ngành, vùng, địa phương thiếu sự phối hợp với nhau, quy hoạch chồng lấn quy hoạch, quy hoạch vừa thừa vừa thiếu lại sớm phải điều chỉnh bổ sung, nhiều công trình được phê duyệt đầu tư vẫn phải chờ quy hoạch…Báo cáo nêu dẫn chứng, đến tháng 7.2012, Hà Nội chậm triển khai 500 công trình do chờ quy hoạch; 27 sân golf nằm ngoài quy hoạch với diện tích đất bình quân trên 10 ha/sân golf.Tình trạng phê duyệt, quyết định nhiều dự án đầu tư không tính đến khả năng cân đối về nguồn vốn dẫn đến tình trạng đầu tư bị phân tán, dàn trải, nhiều dự án, công trình thi công kéo dài, gây lãng phí nguồn lực.

        Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến hết năm 2011, tổng số nợ vốn đầu tư của 63 tỉnh, thành phố là 91.273 tỉ đồng thuộc 47.209 dự án. Tính đến tháng 5.2012, tổng số dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ đã giãn hoãn tiến độ là 143 dự án.Vấn đề sử dụng vốn và tài sản tại các doanh nghiệp nhà nước cũng còn hạn chế. Nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại ở mức cao ảnh hưởng không thuận lợi tới sự phát triển bền vững nền kinh tế. Thống kê của Bộ Tài chính, của Kiểm toán Nhà nước cho thấy, hiệu quả kinh doanh của khối doanh nghiệp nhà nước thấp. Nhiều tập đoàn, tổng công ty sản xuất kinh doanh thua lỗ (như Tập đoàn xăng dầu, Tập đoàn điện lực, Tổng công ty hàng hải VN…).

             2

Sử dụng ngân sách sai mục đích (ảnh nguồn internet)

        Tình trạng sử dụng ngân sách sai mục đích, vượt định mức, tiêu chuẩn, dự toán vẫn tồn tại khá phổ biến và chậm được khắc phục. Trong 7 tháng đầu năm 2012, Kho bạc Nhà nước phát hiện trên 31.300 khoản chi thường xuyên chưa thực hiện đúng thủ tục, chế độ quy định, đã từ chối thanh toán trên 371 tỉ đồng. Thanh tra Nhà nước đã kiến nghị thu hồi về ngân sách trên 3.529 tỉ đồng và kiến nghị xử lý trách nhiệm nhiều tập thể, cá nhân vi phạm chế độ quản lý, sử dụng ngân sách. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, ông Nguyễn Văn Hiện gọi việc đầu tư, mua sắm công là “mảnh đất cực kỳ màu mỡ” mà tất cả các khâu đều có thể “ăn” được, gây thất thoát ngân sách của nhà nước.

 Lãng phí do khai thác:

3

         Lãng phí do khai thác nguồn tài nguyên (ảnh nguồn internet)

         nước ta có rất nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên nhưng chua biết khai thác và sử dụng một cách hợp lí, khai thác bừa bãi không có kế hoạch, chua biết tận dụng thời cơ. Các nguồn nguyên nhiên liệu như: khoáng sản , dầu mỏ , khí đốt, đất dai, đá. Có một số ví dụ lãng phí trong khai thác như: khai thác đá hoa trắng: Tại mỏ khai thác làm đá ốp lát, thực tế chỉ thu hồi được 20-30% khối lượng đá sản phẩm; phần còn lại có thể sử dụng để sản xuất xi măng, đồ mỹ nghệ, vật liệu xây dựng nhưng lại đang bị bỏ phí, chất đầy các bãi thải khổng lồ, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở. Nguy cơ khai thác tràn lan, tranh chấp diện tích, mất trật tự xã hội và an toàn lao động, đặc biệt là ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường rất lớn. Những hạn chế trong quy định pháp luật, cùng với việc buông lỏng quản lý tài nguyên khoáng sản diễn ra phổ biến và kéo dài đã mang đến nhiều hệ lụy. Tài nguyên đất nước bị sử dụng lãng phí, thất thu ngân sách, hủy hoại môi trường, ảnh hưởng tới đời sống nhân dân…

 Lãng phí do chính sách:

        Việc cấp phép khai thác khoáng sản tràn lan, cùng với việc buông lỏng quản lý đã khiến doanh nghiệp (DN) tự tung tự tác, gây thất thoát tài nguyên. Để môi trường tại các vùng khai mỏ được đảm bảo, theo ông Kiên, ngoài việc tăng cường giám sát, kiểm tra của cơ quan chức năng, cần có những quy định pháp lý nhằm bổ sung khiếm khuyết của các văn bản pháp luật như: Tăng cường tính minh bạch, công bố thông tin, trách nhiệm giải trình, sự tham gia của các tổ chức xã hội và cộng đồng địa phương trong kiểm tra và giám sát bảo vệ môi trường.

         4

Lãng phí nguồn điện năng (ảnh nguồn internet)

VD: Tại Báo cáo kiểm toán Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), KTNN đã chỉ ra nhiều điểm cần lưu ý. Về tỷ lệ tổn thất điện năng 10,56% của EVN, theo KTNN, con số này tuy thấp hơn đề án    do Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) đề ra trong giai đoạn 2004-2010. Song nếu xét chỉ tiêu hạ mức tổn thất điện tới năm 2010 (chỉ còn 8% theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ), EVN khó có thể đạt được mục tiêu. Bên cạnh đó, KTNN cũng chỉ rõ việc quản lý nợ tại Tập đoàn còn thiếu chặt chẽ, làm phát sinh nhiều khoản nợ khó đòi. Đồng thời, KTNN cũng chỉ rõ sai phạm về sử dụng vốn vay của Công ty Điện lực TP Hồ Chí Minh khi dùng vốn vay ngân hàng xây sân tennis phục vụ hoạt động mang tính phúc lợi, nhưng lại hạch toán lãi vay vào chi phí sản xuất . KTNN đã chỉ rõ số chênh lệch tăng giá bán điện năm 2007 của EVN là 3.402,940 tỷ đồng và xác định, nếu tính cả số chênh lệch tăng giá điện vào kết quả kinh doanh 2007, tập đoàn này sẽ không lỗ 506,077 tỷ đồng mà sẽ có tổng lợi nhuận trước thuế lên tới 4.376,415 tỷ đồng. Những số liệu này sẽ là căn cứ để xác định lợi nhuận của EVN, số thuế phải nộp ngân sách cũng như việc điều chỉnh tăng giá điện trong thời gian tới…

Trong kinh tế chung ta còn rất lãng phí trên nhiều lĩnh vực, nếu như không kịp thời nhanh chóng phát hiện ra nhưng cái sai ,cái làm chưa hiệu quả để khắc phục thì đất nước sẽ ngay cang kém phát triển. Tài nguyên thiên nhiên thì có nhiều nhưng không phải là vô tận,con người phải biết sử dụng một cách hợp lí tiết kiệm,thi tương lai mới sử dụng dược lâu dài. Từ đó mới làm cho nền kinh tế ngày càng phát triển đất nước ngày càng thịnh vượng , đời sống ,chất lượng xã hội được nâng cao.

Lãng phí trong đời sống:

       Tiêu dùng xa xỉ:

5

                       Nguồn ảnh internet

       Ủng hộ xu hướng tiêu dùng của người dân, kểcả tiêu dùng xa xỉ bằng đồng tiền “sạch” kiếm được, song TS Nguyễn Minh Phong cũng đồng thời cảnh báo: Nếu tiêu dùng quá mức sẽ gây phản cảm, bất bình đẳng, gây sự căng thẳng trong xã hội…Trong xa hội hiên nay, với thời kỳ đất nước đang dần dần gia nhập thi trường quốc tế thì đời song của con người ngày càng được cải thiên và phát triển mạnh từ đó nhu cầu sinh hoạt của con người ngày càng tăng cao về chất lượng: ăn uống , đồ dùng, xe cộ, … tất cả đều ngày cang chất lượng hơn. Nhưng cũng từ đó con người không biết tiết kiệm tiêu dùng hoang phí , xa xĩ. Các đại gia, người mẫu , diễn viên thi nhau dùng hàng hiệu: một lúc có thể bỏ ra tiền tỉ chỉ để mua một món đồ, một cái áo ,cái váy, đấy chỉ là hình thức khoe khoang của họ. Sử dụng tiền một cách bất hợp lí.

        Phô trương trong việc hiếu, việc hỷ:

        Ở Hà Nội và nhiều địa phương trong cả nước có những việc cưới, việc tang khiến mọi người phải bất ngờ như: Dàn xe rước dâu khủng, tiệc cưới cực sang, mời nhiều sao tới dự là cách các đại gia hiện nay vung tiền thể hiện đảng cấp đó là đám cưới của thiếu gia khuấy động phố núi: đám cưới hoành tráng của thiếu gia phố núi Hương Sơn , Hà Tỉnh. Đám cưới quý tử của đại gia thủy sản ba Phạm Thị Diệu Hiền khiến người dân miền tây ao ước…Các đám cưới khủng này tiêu tốn tiền tỉ : thuê nhưng MC ,ca sĩ nổi tiếng với số tiền catxê khủng, đi đón dâu bằng dàn xiêu xe hoành tráng khiến mọi người phải bàn tán xôn xao,mơ uớc, số tiền bỏ ra cho những đám cưới kiểu này khiến cho người nge phải chóng mặt.

            6

Đám cưới theo kiểu chơi trội (ảnh nguồn internet)

Thời gian gần đây ở không ít địa phương sự buông long chỉ đạo , quản lí, thiếu quan tâm tuyên truyền, kiểm tra đồng thời không có nhưng quy định cụ thể đối với cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức nên đã nảy sinh nhiều hiện tượng không lành mạnh trong việc cưới , ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội. Ở nơi này nơi kia vẩn có cán bộ đảng viên có chức có quyền  tổ chức tiệc cưới linh đình phô trương vì động cơ hiếu danh va vụ lợi. Thậm chí có cả cán bộ lãnh đạo ghi cả chức danh trên thiệp mời cưới, có nhưng cổ cưới mời cả hàng nghìn khách , tổ chức ở các khách sạn khu du lịch sang trọng. Trong việc tang gia cũng vậy ở nhiều nơi vẫn tồn tại việc phúng viếng vòng hoa bức trướng quá mức cần thiết , ăn uống nhiều ngày, tổ chức đánh bài , đốt tiền vàng mã va các hinh thức mang tính  mê tín dị đoan … xa xĩ , tốn kém.

     Về nội dung của chữ kiệm, bác viết:” kiệm là tiết kiệm, không xa xĩ không hoang phí, bừa bãi, lãng phí là kẻ thù của tiết kiệm.”

 Lãng phí về thời gian và sức lao động:

7

Ảnh nguồn internet

      Hiện nay con ngươi rất ít quan tâm đến thời gian và sức lao động của mình.chúng ta chua hiểu rõ dươc tầm quan trong của chúng đối với bản thân nên chung ta chua biết tiết kiệm va sử dụng đúng. Thời gian rất quan trong vì thế chung ta cần phải làm sao cho đúng cho phu hợp để sau nay khi nhìn lại quá khứ không phải thấy hối hận vì đã bỏ lỡ qua nhiều cơ hội, quá nhiều thời gian lãng phí mà không làm được gì, mục đích gì. Còn về sức khỏe ta phải biết sử dụng hợp lí. sức khỏe được ví là quý như vàng, phải biết chân trọng nâng niu nó, đừng vì một cái gì đó mà phải hao tốn sức khỏe của mình một cách vô ích.

      Lãng phí trong tổ chức lễ hội, chào mừng kỷ niệm, tuyên dương khen thưởng:

      Chưa nước nào trên thế giới có nhiều lễ hội như VN. Đó là nhận xét của Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội (QH) tỉnh Quảng Nam, ông Ngô Văn Minh (Ủy viên Ủy ban Pháp luật của QH) khi nói về tình trạng lãng phí trong tổ chức lễ hội kiểu “trăm hoa đua nở” như hiện nay.

             8

Ảnh nguồn internet

      Đúng là như thế. Chúng ta tổ chức các lễ hội mục đích nhằm phát huy sâu sắc truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, những sự kiện có ý nghĩa giáo dục truyền thống cho các thế hệ sau hoặc nhằm quảng bá hình ảnh của vùng miền, của đất nước… là cần thiết, nhưng vì chúng ta không quản lý tốt việc tổ chức lễ hội dẫn tới tình trạng phát triển tràn lan. Hầu như tỉnh nào mỗi năm cũng có 2 – 3 lễ hội trong khi có những nội dung, sự việc không cần thiết phải như thế, không cần phải huy động tới hàng nghìn người. Thực trạng này gây bức xúc trong dư luận, chính các đại biểu QH cũng phản ứng.

     Trước đây khi tổ chức lễ hội thường mời các nghệ sĩ chuyên nghiệp để biểu diễn ca múa nhạc, chỗ nào cũng na ná những chương trình như thế. Sau đó có ý kiến phản ứng mới bắt đầu chuyển qua việc dùng diễn viên quần chúng, phong trào tại địa phương. Giờ lại chuyển sang tình trạng một đêm lễ hội cả nghìn người tham gia, tôi thấy quá lãng phí. Thậm chí, còn có cả lễ hội di sản, lễ hội trái cây… mà thực ra là không cần thiết. Tôi nghĩ trên thế giới này không có nước nào tổ chức nhiều lễ hội như ở VN. Các nước không cần tổ chức nhiều lễ hội như ta mà vẫn có những hành động thiết thực tạo dấu ấn, đem lại hiệu quả, vẫn tôn vinh được những sự kiện, giá trị lịch sử của nước họ. Nên làm ngay. Bây giờ phải đề nghị địa phương báo cáo tất cả lễ hội vừa rồi, nhất là trong năm 2009 đã tiêu hết bao nhiêu tiền ngân sách. Đó mới là con số đo đếm được, còn cộng vào đó là biết bao nhiêu thời gian lãng phí. Tôi lấy ví dụ một chiếc xe hoa tiêu tốn cỡ 40 – 50 triệu đồng, một lễ hội có năm bảy chục cái xe hoa, sở, ban ngành nào cũng có xe hoa, như thế để làm gì, mà dùng chút rồi lại gỡ bỏ, rất lãng phí. Bây giờ phải tổng kết lại để chúng ta có chỉ đạo, định hướng tốt hơn. Từ con số đó, Chính phủ có những văn bản chỉ đạo đến từng cấp để chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý.

Ý kiến của một số người về vấn đề này:

ĐB Phạm Phương Thảo (TP.HCM): Lễ hội ngày càng rình rang, tốn kém
Tôi cảm thấy các lễ hội ngày càng rình rang, tốn kém. Về mặt ngân sách thì cũng phải xem xét cái nào cần đầu tư, đầu tư bao nhiêu, cái nào thì để nhân dân tự tổ chức chứ không nên thiên nhiều về ngân sách nhà nước như hiện nay. Nhà nước chỉ nên đầu tư một chừng mực nào đó thôi, đối với những lễ hội cấp Nhà nước, cấp quốc gia. Chứ tràn lan thế này thì vừa tốn tiền bạc, tốn thời gian, mà lại ảnh hưởng đời sống người dân. Theo tôi, cần có sự đánh giá lại xem ngân sách một năm chi cho lễ hội bao nhiêu và báo cáo lại để QH xem xét có hợp lý không, kỷ luật chi ngân sách có đúng hay không, có tập trung cho những lễ hội đạt hiệu quả cao hay không?

ĐB Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội): Có những lễ hội mang tính man rợ
Hiện nay, ngân sách nhà nước đang tập trung cho phát triển kinh tế, thì vẫn có những lễ hội cấp xã, được nâng lên cấp huyện, huyện lên cấp tỉnh. Có những lễ hội nói về tinh thần thượng võ thời xa xưa nhưng bây giờ thì lại mang tính chất man rợ, ví dụ như đâm trâu, chém lợn. Theo tôi, ngân sách cấp xã, huyện là rất khó khăn trong việc cân đối thu chi, vậy mà phải tổ chức lễ hội, trống giong cờ mở, thuê đội này đội kia về biểu diễn thì vô lý quá. Hiệu quả về kinh tế, du lịch mà người ta vẫn nói đến thực ra cũng cần phải tính toán lại, nó không hẳn là hiệu quả, đặc biệt là ở những nơi cơ sở hạ tầng chưa tốt.

ĐB Dương Trung Quốc (Đồng Nai): Nhà nước nên giới hạn

       Nếu là lễ hội của dân, nên để cho dân làm. Với những lễ hội khác, chẳng hạn liên quan đến lợi ích, ví như du lịch, thì Nhà nước nên giới hạn, quy hoạch lại một số lễ hội có sử dụng ngân sách. Việc đo đếm hiệu quả kinh tế đối với những lễ hội này, theo tôi là không quá khó.

ĐB Lê Văn Cuông (Thanh Hóa): Nên dành tiền tổ chức lễ hội để xây nhà cho dân nghèo

       Nguyên nhân diễn ra quá nhiều lễ hội, trăm hoa đua nở là do ta chưa có thiết chế, quy định cụ thể. Quy định này phải do Nhà nước, trực tiếp là Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch ban hành, quản lý. Ngoài ra, trong Luật Ngân sách hay trong hướng dẫn thực hiện Luật Ngân sách và các quy định pháp luật liên quan phải thắt chặt chi tiêu công, làm rõ những lễ hội như thế nào thì được sử dụng ngân sách. Khi đã sử dụng ngân sách nhà nước thì Nhà nước phải quản lý chặt, vì số tiền phung phí cho những lễ hội không cần thiết có thể lên tới hàng tỉ đồng, nên để giúp hàng nghìn gia đình giải quyết khó khăn về chỗ ở và các nhu cầu bức thiết của cuộc sống. Bây giờ chúng ta tổ chức bắn pháo hoa, tập luyện, huy động hàng nghìn người đi tập cả tháng trời cũng chỉ để mua vui vài tiếng, tốn kém hàng tỉ bạc, người dân đi tham dự lãng phí thời gian, liệu có cần hay không?

       Tất cả đều rất tốn kém mà không thu dươc hiệu quả cao, con ngươi thời nay dần quên đi đức tính của chủ tinh Hồ Chí Minh , không hiểu sâu xa nhưng viêc minh làm chỉ thích thể hiên bản lỉnh làm tiếu tốn tiền của hao hụt ngân sách. Chúng ta dần phải biết điều chỉnh lại bản thân nhận thức đúng từng việc làm của minh tránh xa hoa lãng phí.

58 thoughts on “LÃNG PHÍ TRONG KINH TẾ

  1. Hàng loạt những sự lãng phí được đề cập trong bài viết lãng phí do quy hoạch, lãng phí do đầu tư, lãng phí do chính sách, lãng phí trong đời sống,…hàng loạt những sự lãng phí đang từng ngày từng giờ trôi qua làm cho đất nước ta chậm trễ trong sự phát triển kinh tế.

  2. Chống lãng phí là chủ trương nhất quán và lâu dài của Đảng, Nhà nước ta; là yêu cầu khách quan trong hoạt động kinh tế-xã hội, nhất là trong lĩnh vực kinh tế-tài chính. Đây là vấn đề cần được nhận thức đầy đủ, sâu rộng không chỉ trong lĩnh vực chi tiêu, sử dụng nguồn lực xã hội mà còn cả trong cách thức xem xét nội dung, mức độ huy động các nguồn lực.Vì vậy cá nhân chúng ta không nên lãng phí , tiêu sài quá nhiều vì một món đồ vật xa xỉ nào đó , các phong trào lễ hỏi cần làm 1 cách đơn giản gọn nhẹ tránh lãng phí dườm rà .

  3. Lãng phí do quy hoạch không chính xác, thiếu trình độ đã dẫn tới những thất thoát không nhỏ cho nhà nước, điển hình là cá mô hình đường điện nước, 3 món này tuy không liên quan nhưng lại là liên quan tới nhau bởi làm đường xóng ông làm đường ống nước lại sới lên rồi ông thợ điện nữa, nếu không quy hoạch thật tỷ mỷ chính xác thì sẽ thành kiểu người làm người phá

  4. Mọi việc chúng ta làm nếu quá nhiều tiền của thì quả là rất tốn kém mà chưa chắc đã như ý muốn đôi khi lại không thu dươc hiệu quả cao, con ngươi thời nay dần quên đi đức tính của chủ tinh Hồ Chí Minh , không hiểu sâu xa nhưng viêc minh làm chỉ thích thể hiên bản lỉnh làm tiếu tốn tiền của hao hụt ngân sách. Chúng ta dần phải biết điều chỉnh lại bản thân nhận thức đúng từng việc làm của minh tránh xa hoa lãng phí.Nhà nước ta có nhiều người còn nghèo nên chúng ta phải xan sẻ cho họ , chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn , đó mới là 1 việc làm có ý nghĩa hơn bao giờ hết.

  5. Đất nước ta sẽ không thể phát triển vững mạnh nếu không có phương án giải quyết tất cả những nguyên do dẫn tới lãng phí thất thoát tiền của của đất nước và tài sản thiên nhiên của Quốc gia. chúng ta cúng chung tay hành động bảo vệ lợi ích của chính chúng ta. đẩy lùi lẵng phí!

  6. Hiện nay con ngươi rất ít quan tâm đến thời gian và sức lao động của mình.chúng ta chua hiểu rõ dươc tầm quan trong của chúng đối với bản thân nên chung ta chua biết tiết kiệm va sử dụng đúng. Thời gian rất quan trong vì thế chung ta cần phải làm sao cho đúng cho phu hợp để sau nay khi nhìn lại quá khứ không phải thấy hối hận vì đã bỏ lỡ qua nhiều cơ hội, quá nhiều thời gian lãng phí mà không làm được gì, mục đích gì.Lãng phí kinh tế đều do chúng ta . chúng ta cần phải tiết kiệm hơn nữa , còn những người nghèo khổ đang cần sự trợ giúp của chúng ta

  7. Trong thời gian gần đây , việc một số cán bộ công chức , con em của các đại gia lớn trong xã hội có biểu hiện ăn chơi sa hoa , lãng phí trong một số hoạt động và mua sắm của mình , về phần mình thì tôi không cấm các vị làm như vậy , có tiền thì được quyền tiêu không sao cả , nhưng những việc họ làm lại quá mức tưởng tượng , điều đó khiến đi ngược với những gì mà CHủ tịch Hồ CHí Minh dạy chung ta phải cần , kiệm , liêm , chính .Phải tiết kiệm , những việc họ làm vô tình làm cho sự phân cấp giàu ngèo trong xã hội trở nên rõ hơn , nhiều người còn nghèo khổ , chúng ta nên tiết kiệm một chút để có thể giúp đỡ được cho họ , dù là hành động nhỏ nhất , mong là những người đã làm như vậy sẽ nhìn lại và có những hành động tích cực hơn để đưa đất nước ta phát triển hơn nữa .

  8. chống lãng phí trong tình hình hiện nay là những việc rất cần thiết và phải thực hiện ngay, vì chỉ cần chậm trễ là có thể thất thoát hàng tỉ đồng của nhà nước, vì vậy chúng ta cần phải thực hiện những chính sách tiết kiệm trong đời sống hàng ngày, và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ Tịch Hồ Chí Minh vĩ đại thì mỗi người chúng ta sẽ có ý thức hơn để xây dựng và phát triển kinh tế đất nước.

  9. muốn đất nước phát triển đi lên để sánh vai với các cường quốc năm châu thì Đảng và nhà nước ta phải có thực hiện các chính sách về tiết kiệm, chống lãng phí trong cuộc sống hàng ngày và trong các lễ hội, giống như lời dạy của Bác về thực hành tiết kiệm chống lãng phí, mặt khác Đảng phải nghiêm trị những hành vi về tham nhũng, vì tham nhũng tiếp tay cho cuộc sống xa hoa lãng phí

  10. Đất nước đang phát triển nhanh kéo theo hệ lụy là khó kiểm soát được toàn bộ các hạng mục kinh tế, chưa tính toán đây đủ giá trị lợi ích nên gây lãng phí lớn cho đất nước. Mặt khác bộ phận người giàu ở nước ta có vẻ rất đua đòi hàng loạt siêu xe, .. xa xỉ được nhập về việt nam… Hy vọng rằng nhà nước có nhiều chính sách mơi để quản lý hiệu quả nguồn vốn, làm giàu đất nước.

  11. Bài viết khá chi tiết và đánh giá tương đối chính xác thực tại nước ta hiện nay. Người giàu chơi trội, bỏ hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng để thảo mãn thú vui xa hoa của mình, họ không biết rằng nếu đem số tiền ấy làm từ thiện thì đã giúp bao cuộc đời tươi đẹo hơn. Việc đầu tư dàn trải không có trọng điểm của một số nơi gây lãng phí thất thoát rất nhiều.

  12. đất nước còn nghèo, đời sống nhân dân không phải là ai cũng ổn địn cả, thế nhưng mà do sự làm việc thiếu trách nhiệm của một số cán bộ Nhà nước mà dẫn tới thấy thoát, lãng phí ngân sách cả nghìn tỷ đồng. Vậy mồ hôi, công sức của nhân dân đã bị đổ ra sông ra biển không thương tiếc. Đảng và Nhà nước ta nên có biện pháp răn đe, trừng trị những kẻ làm thất thoát lãng phí kinh tế thật nặng nề để tránh không ai dám làm như thế nữa

  13. tinh trạng đất dự án bị bỏ hoang, hoặc không sử dụng kéo dài gây lãng phí là một vấn đề bức xúc trong dư luận thời gian qua. Điều này có thể thấy là vấn đề về quy hoạch còn chưa tốt. Còn về tổ chức lễ hội thì cũng phải xem xét cái nào cần đầu tư, đầu tư bao nhiêu, cái nào thì để nhân dân tự tổ chức chứ không nên thiên nhiều về ngân sách nhà nước như hiện nay.

  14. Có thể nói xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con người cũng cao hơn, nhưng cũng từ đó con người không biết tiết kiệm tiêu dùng hoang phí, xa xỉ. Cũng như vậy, hiện nay con ngươi rất ít quan tâm đến thời gian và sức lao động của mình. Họ đang đâm đầu vào công việc đến mức không có thời gian dành cho người thân, cho sức khỏe của mình, đó là điều đáng báo động trong xã hội

  15. lãng phí trong kinh tế chính là nguyên nhân gây nên tình trạng khó khăn trong đầu tư, phát triển đất nước, chính là nguyên nhân của sự suy thoái nền kinh tế nước nhà. Lãng phí kinh tế nguyên nhân từ chính những con người làm việc tắc trách, không biết lo cho nỗi lo chung của nước nhà. Xét cho đến cùng Đảng và Nhà nước nên có những quy định chặt chẽ hơn nữa, sát sao hơn trong công tác kiểm tra thanh tra các dự án các công trình, tránh dự án treo, công trình tính toán thâm hụt ngân sách

  16. Lãng phí lớn nhất trong hiện tại là lãng phí nhân tài, lãng phí chất xám, còn mấy loại lãng phí kia nguyên căn của nó theo tôi chính là sự tắc trách, sự tha hóa của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, để tránh lãng phí chúng ta cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật, từ đó có sự quản lý chặt chẽ, có mối liên hệ ràng buộc hợp lý, phải thay đổi tư duy của một số lãnh đạo trung ương và địa phương, đó mới là điểm mấu chốt để hạn chế tình trạng lãng phí lan tràn như hiện nay.

    1. Trung Đức nói rất đúng, cái lãng phí nhất hiện nay vẫn là lãng phí tài năng, lãng phí chất xám do chúng ta vẫn chưa có những chính sách thỏa đáng đối đãi với người có tài. Dù đã có những biện pháp được thực hiện để thu hút nhân tài về phục vụ cho quê hương, đất nước nhưng có lẽ vẫn chưa thực sự tích cực cho lắm. Chảy máu chất xám sẽ làm cho công cuộc phát triển kinh tế đất nước bị tì trệ , thụt lùi

  17. Đất nước chúng ta đang thực hiện chính sách thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong mọi hoạt động, trong mọi ngành của đất nước. Chúng ta phải biết tận dụng, biết chi tiêu hợp lý để chúng ta có thể phân phối được nguồn vốn, tài năng một cách hợp lý nhất. Như vậy đất nước mới ngày càng được phát triển.

  18. Mọi người dân Việt Nam đều phải biết tiết kiệm và chống lãng phí, đó cũng là một cách thể hiện tình yêu nước đối với Tổ quốc của mình.

  19. Nước ta vẫn đang là một nước nghèo và đang trong giai đoạn phát triển. Dân ta vẫn nhiều người còn nghèo và khó khăn, vậy mà có những người rất lãng phí của công và của riêng. Cần phải lên án người đó đồng thời phải giáo dục cho toàn dân ý thức tiết kiệm.

  20. Cần phải có những hình phạt đích đáng đối với những kẻ lãng phí công quỹ, lợi dụng của công để phục vụ cho bản thân. Cần xây dựng ý thức tự giác tiết kiệm trong nhân dân.

  21. Đất nước ta vẫn chưa thể phát triển nhanh nếu còn nhiều kẻ làm thất thoát và lãng phí của công như hiện nay. Nhiều kẻ ăn chơi sa đọa bằng cách tham nhũng, tham ô công quỹ. Nếu còn nhiều con sâu như thế này thì đất nước làm sao mà phát triển được?

  22. Lãng phí là một việc tổn thất vô cùng to lớn mà ai trong chúng ta cũng đều có thể cảm nhận được, vì vậy sao chúng ta không tiết kiệm, chống lãng phí ngay từ những việc nhỏ nhất.

  23. Bác Hồ khi sống đã đề ra và thực hành nhiều chính sách tiết kiệm và chống lãng phí, qua đó đã góp phần làm cho đất nước giàu mạnh hơn. Vậy tại sao chúng ta không học tập theo Bác nhỉ. Ai mà cũng xây dựng cho mình đức tính này thì có phải đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp hơn không

  24. Tệ quan liêu, lãng phý đang hoành hành khắp nơi, ở nhiều ngành nghề. Lãng phý là thói quen xấu trong văn hóa Việt Nam. Ngay trong những sinh hoạt hàng ngày đã thấy lãng phý: ăn uống ở các quán ăn luôn thừa rất nhiều, rồi đám cưới, đám ma. Trong thời chiến tranh, đám cưới tổ chức rất gọn, Đoàn thanh niên mời dân làng đến ăn trầu, xơi nước rồi tuyên bố lễ thành hôn. Chỉ đơn giản thế thôi, không phải xe hoa, mâm cao cỗ đầy như bây giờ.

  25. Không chỉ là lãng phí trong kinh tế nói chung mà còn lãng phí nhiều mặt trong đời sống xã hội. Cuộc sống thật lắm cảnh éo le, người ăn không hết kẻ lần chẳng ra. Nhiều đại gia với thú ăn chơi xa xỉ có thể bỏ ra cả chục tỉ để mua một chiếc xe hơi trong khi những người dân nghèo vẫn thiếu thốn đủ thứ, từ cái ăn , cái mặc. Thực trạng xã hội còn rất nhiều bất cập đang chờ các nhà chức trách tìm ra các hướng giải quyết

  26. Xã hội cần lên án những hành động gây lãng phí trong các lĩnh vực trên để tất cả mọi người dân đều có ý thức trách nhiệm trong công việc và việc sử dụng đồng tiền, thời gian 1 cách hài hòa hợp lí, tránh tình trạng công nhân viên chức bỏ việc đi uống cafe, đám cưới xa hoa trong khi rất nhiều người dân Việt ta còn phải sống khổ sở lo từng bữa ăn qua ngày!

  27. Thực hiên tiết kiệm, chống lãng phí là một trong chính sách mà Đảng và Nhà nước ta đang chủ trương thực hiện. Đây là yêu cầu khách quan trong hoạt động kinh tế-xã hội, nhất là trong lĩnh vực kinh tế-tài chính. Vấn đề cần được nhận thức đầy đủ, sâu rộng không chỉ trong lĩnh vực chi tiêu, sử dụng nguồn lực xã hội mà còn cả trong cách thức xem xét nội dung, mức độ huy động các nguồn lực.Vì vậy cá nhân chúng ta không nên lãng phí , tiêu sài quá nhiều vì một món đồ vật xa xỉ nào đó , các phong trào lễ hỏi cần làm 1 cách đơn giản gọn nhẹ tránh lãng phí rườm rà

  28. cần giảm bớt sự lãng phí trong kinh tế để tránh thâm hụt ngân sách rất nhiều việc cho thấy hiện nay lãng phí trong kinh tế là đáng lo ngại ví như những dự án treo những dự án xây đường cao tốc cứ xây dở là lại để đó tốn không biết bao tiền bạc, hay có những chuyện như quy hoach đất để làm dự án nhưng quy hoạch xong rồi thì vẫn để đó rất lãng phí thành đất chết đất ko người sử dụng do đó hạn chế tới mức tối đa sự lãng phí kinh tế

  29. Tôi cũng xin đơn cử một số tình huống “tưởng tiết kiệm hóa ra lại lãng phí” đã xảy ra trong lĩnh vực đầu tư. Khi đấu thầu, nhà thầu có mức dự thầu thấp nhất được trúng thầu. Thực tế đã cho thấy, các nhà thầu này, chủ yếu vì năng lực yếu trên nhiều mặt, đã kéo dài thời gian thi công, chất lượng không đảm bảo…, khiến nền kinh tế thiệt hại.

  30. Mottj trong những sự lãng phí đó là Tiết kiệm trong thiết kế để hạ thấp dự toán dẫn đến nhiều thiệt hại cho nền kinh tế. Tình hình này diễn ra đối với việc phê duyệt phương án đầu tư xây dựng các nhà máy thủy điện: Không thiết kế xây dựng các âu thuyền để thông dòng chảy từ thượng lưu đến hạ lưu. Cách đầu tư này đã chia cắt dòng sông, cũng là một tuyến giao thông đường thủy, thành một dãy hồ.

  31. Từ năm 2005, Quốc hội khóa X, tại kỳ họp thứ 10, đã ban hành đạo luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tuy nhiên đến nay, nhiệm vụ này vẫn chưa được quán triệt sâu sắc. Tình trạng lãng phí vẫn tràn lan trên nhiều lĩnh vực. Thiết nghĩ lãng phí cần phải được dẹp bỏ cần thực hiện tiết kiệm để kinh tế nước nhà vững mạnh

  32. Lãng phí đã trở thành một phần trong cách sống của mỗi chúng ta. Lãng phí của công, đầu tư không hiệu quả trong kinh tế không chỉ vì cơ chế, vì quản lý yếu kém, mà nhiều hơn, vì chính văn hóa của mỗi chúng ta. Ai cũng biết, tài nguyên đang dần cạn kiệt, ngay cả nước ngọt, thứ mà chúng ta trước kia không thể nghĩ là có thể hết, cũng đang được các nhà khoa học dự báo, sẽ trở nên khan hiếm trong tương lai. Mỗi giọt nước, mỗi giọt xăng, mỗi viên than chúng ta lãng phí bây giờ, chính là chúng ta đang cướp của con cháu ngày mai.

  33. Đất nước ta sẽ không thể phát triển vững mạnh nếu không có phương án giải quyết tất cả những nguyên do dẫn tới lãng phí thất thoát tiền của của đất nước và tài sản thiên nhiên của Quốc gia. Việc này đòi hỏi các cơ quan chức năng cần ra tay thật mạnh để ngăn chặn tình trạng trên và ý thức của những cán bộ công nhân viên cũng như người dân cả nước, có như vậy thì nước ta mới có thể phát triển được!

  34. Đúng vậy nước ta hiện nay vẫn còn nhiều tình trạng lãng phí xảy ra trên tất cả các mặt. Khi mà một nước đang phát triển như việt nam, vẫn còn thua kém về nhiều mặt so với các nước khác trên thế giới thì tình trạng lãng phí càng không được xảy ra. lãng phí gây ra nhiều mất mát cho xã hội và đất nước. VÌ vậy cần đẩy lùi được tình trạng này

  35. Tình trạng lãng phí xảy ra ngày một nhiều. Lãng phí trong tổ chức lễ hội, chào mừng kỷ niệm, tuyên dương khen thưởng, lãng phí do chính sách, lãng phí do đầu tư, lãng phí do khai thác, lãng phí do quy hoạch…và còn nhiều vấn đề khác nữa

  36. Bác Hồ từng dạy chúng ta sống là phải tiết kiệm, không được lãng phí. thế nhưng mà việc ngăn chặn lãng phí là rất khó đối với tình hình nước ta hiện nay. Thế nên cần sát sao hơn nữa đối với công tác quản lí kinh tế trong từng việc cụ thể, phải đẩy lùi được sự lãng phí này

  37. Lãng phí rất tốn kém mà không thu dươc hiệu quả cao, con người thời nay dần quên đi đức tính của chủ tịch Hồ Chí Minh , làm phí tiền của hao hụt ngân sách. Vì vậy chúng ta cần phải biết điều chỉnh lại bản thân nhận thức đúng từng việc làm của minh tránh xa hoa lãng phí.

  38. Kinh tế là nền tảng trong quá trình đi lên của đất nước ta vậy mà lại lãng phí thì còn gì để nói nữa đây. lãng phí tạo ra nhiều bất cập trong cuộc sống. phí tiền vào những việc đâu đâu. lãng phí muôn hình muôn vẻ mà ta khó có thể kiểm soát được chúng. chính vì vậy mỗi đơn vị dù là nhỏ nhất cũng phải xem xét làm sao cho hạn chế việc lãng phí một cách tối đa nhất

  39. Từ lúc sinh thời Bác Hồ đã luôn luôn là một tấm gương để cho mỗi người dân Việt Nam học tập và noi theo những đức tính tốt đẹp cao cả của Bác mà một trong số đó chính là đức tinh tiết kiệm không hoang phí của Bác. Có thể thấy Bác chính là một tấm gương để cho chúng ta cần phải biết học tập những đức tính quý bàu này bởi vì đất nước ta đang còn nghèo nhân dân ta đang còn đói khổ chúng ta cần phải biết tiết kiệm không được phung phí, hoang phí để có thể xấy dựng đất nước ta. Hiện nay có rất nhiều sự lãng phí không đáng có không cần thiết mà đặc biệt là trong kinh tế một trong những ngành đáng ra không nên có sự lãng phí này bởi vì nó sẽ làm nước ta không thể phát triển được.

  40. Đúng thế hiện nay có rất nhiều sự lãng phí, phung phi không đáng có trong kinh tế chính vì điều này đã làm cho đất nước ta không thể phát triển mạnh mẽ được. Vì vậy chúng ta cần phải biết học tấm gương đạo đức của Bác Hồ vĩ đại đó là tính tiết kiệm giản gị để không hoang phí lãng phí không cần thiết để có thể xây dựng đất nước ta ngày càng phát triển. Đây là một việc làm rất cần thiết bởi vì nếu ta không làm được điều này thì chúng ta sẽ không tiết kiệm được tiền của, nguồn lực để sử dụng nó vào mục đích khác đúng đắn hơn.

  41. đất nước ta đang còn rất nhiều khó khăn, đặc biệt là vốn trong phát triển kinh tế, vì vậy cần phải triệt để sử dụng các nguồn vốn trong hoạt động kinh tế, tránh tối đa thất thoát lãng phí trong các hoạt động kinh tế

  42. khó khăn lắm đất nước ta mới thu hút được những nguồn vốn trong nước và nước ngoài để phát triển kinh tế, vì vậy cần có biện pháp thật hợp lý để sử dụng tốt các nguồn vốn đó, đó cũng là thể hiện trách nhiệm với quốc gia, với dân tộc

  43. mọi sự lãng phí đều là tội ác, không quá khi nói như vậy, trong khi đất nước còn nhiều khó khăn, thu nhập của đại đa số nhân dân việt nam còn rất khiêm tốn thì mọi sự lãng phí dù là nhỏ nhất để rất đáng lên án

  44. mọi cán bộ và cá nhân có hành động lãng phí, gây thất thoát tài sản của đất nước cần phải bị lên án và xử lý, với điều kiện của đất nước ta hay bất cứ nước nào khác cũng không thể chấp nhận được việc có lãng phí trong hoạt động kinh tế

  45. bây giờ ra xã hội nhìn đâu cũng thấy lãng phí. Đi ra thăm ruộng thấy mấy mảnh đất trong diện quy hoạch của xã bên cạnh bỏ hoang cho cỏ dại mọc đầy trong khi ít nhất dăm ba năm nữa mới thực hiện. biết rằng trước đó 1 năm nơi đây là cả 1 cánh đồng phì nhiêu. Người dân được đền bù tiền đất thì giờ đây rảnh rỗi chả biết làm gì.

  46. nói ra nhiều sự việc lãng phí thì quá dễ nhưng khắc phục, chống lãng phí thì phải có biện pháp cụ thể chứ. Cứ kêu gọi phải thế này, phải thế kia trong khi không có 1 biện pháp thực tế cụ thể như thế nào thì chỉ như là các thầy nói suông thôi.

  47. vật chất quyết định ý thức, kinh tế quyết định chính trị, một quốc gia muốn ổn định và phát triển thì đương nhiên rồi, đó là kinh tế cũng phải phát triển, mà muốn như vậy thì cần phải triệt để hạn chế lãng phí trong các hoạt động kinh tế

  48. mặc dù công cuộc đổi mới của việt nam trong những năm vừa qua là khá thành công và đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ, tuy nhiên nhìn chung thì kinh tế của nước ta vẫn còn rất khó khăn, vì vậy chúng ta vẫn rất cần đẩy mạnh phát triển kinh tế, đi đôi với tiết kiệm trong các hoạt động kinh tế

  49. thực tế thì những người dân không quen với những con số lớn thì chắc chắn sẽ có người bị sốc nặng khi biết được rằng, hằng năm có hàng chục ngàn tỷ đồng lãng phí trong các hoạt động kinh tế ,đó thực sự là điều khủng khiếp và về cơ bản đối với mỗi người là không thể tưởng tượng được

  50. thực tế thì những người dân không quen với những con số lớn thì chắc chắn sẽ có người bị sốc nặng khi biết được rằng, hằng năm có hàng chục ngàn tỷ đồng lãng phí trong các hoạt động kinh tế ,đó thực sự là điều khủng khiếp và về cơ bản đối với mỗi người là không thể tưởng tượng được, thực sự là như vậy

  51. Hàng loạt các công trình nước ta đang được thi công dang dở rồi bỏ hoang dẫn đến tình trạng lãng phí về kinh tế đất nước rất lớn.Nó không chỉ thiệt hại về kinh tế cho nhà nước mà nó còn làm thất thoát đi một số tài sản của người dân.Việc di dân,bán đất,thu hồi đất để làm các công trình sau đó lại bỏ hoang,điều này rất lãng phí.

  52. Nước ta có rất nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên.Nhưng cách khai thác của nước ta chưa có quy hoạch cụ thể nên nguồn tài nguyên đó đang rất lãng phí.Cũng một phần do nhà nước ta chưa có chính sách,có những hoạch định cụ thể về việc khai thác khoáng sản tài nguyên nên việc khai thác vẫn còn rất bừa bãi khiến cho kinh tế của chúng ta bị lãng phí rất nhiều.

  53. Trong tình hình nước ta đang hội nhập quốc tế,nhu cầu của người dân lại càng cao hơn,chính vì thế việc lãng phí trong tiêu dùng là điều tất yếu.Nhu cầu mua sắm ,ăn uống,vui chơi,giải trí nhất là đối với những người ở đô thị thì càng phổ biến.Người người thi nhau đi mua hàng hiệu đắt tiền mà không phù hợp với nhu cầu của xã hội.Điều này là rất lãng phí.

  54. Người dân chúng ta vẫn cón theo quan niệm của xa xưa,quan trọng việc hiếu hỉ,tổ chức linh đình.Đám cưới thì xa xỉ,tiêu tốn nhiều tiền của vào những thứ không đâu,sau đó lại bừa phứa,bỏ phí.Đám tang thì tổ chức ăn uống dài ngày,tổ chức đánh bạc,đốt vàng mã,mê tín dị đoan,gọi hồn gọi cốt,.. gây lãng phí tài sản và kinh tế.

  55. Việc chúng ta duy trì các lễ hội từ trước đến nay là rất tốt,nó quảng bá hình ảnh nền văn hóa và bản sắc của dân tộc ta ra ngoài thế giới.Nhưng không vì thế chúng ta lại tổ chức quá nhiều khiến lễ hội tràn lan,nó mất đi cái gọi là bản sắc riêng,nó làm mờ đi nét văn hóa của dân tộc.Không những vậy nó còn gây ra nhiều lãng phí,ảnh hưởng đến phát triển của đất nước.

  56. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay, sự thừa nhận nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đồng nghĩa với việc thừa nhận sự tồn tại nhiều chủ thể kinh tế có nguồn gốc sở hữu khác nhau, tuân thủ các quy luật thị trường, quan hệ phân phối trong việc phân chia nguồn lực, yếu tố sản xuất, của cải và thu nhập, cơ hội tiềm năng giữa nhiều chủ thể mang tính đa chiều và phụ thuộc lẫn nhau.

  57. Tăng trưởng kinh tế nhanh, nhưng nếu xuất hiện sự tụt hậu của văn hóa, chính trị, xã hội sẽ cản trở quá trình cải cách hệ thống kinh tế, bởi sự xuống cấp về đạo đức xã hội, sự thiếu vắng lòng tin và hệ thống an sinh xã hội nghèo nàn tạo ra khó khăn lớn, cản trở phát triển, để phát triển bền vững nhất thiết phải tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

Leave a reply to alone 0 Cancel reply